Chủ Nhật, 6 tháng 10, 2013

Các bài viết về phần cứng p2

Sau khi kiểm tra các mức nguồn cấp trên main bo đều tốt, xung CLK cũng tốt thì chúng ta sẽ quan tâm đến “xung Reset”.
Vậy xung reset là gì ?
- Rất nhều bạn tắc mắc về điều này, comments hoặc post vào forum thậm chí gởi mail hỏi lqv77 tôi vậy “xung reset” là gì?
- Để dễ hình dung tôi có 2 ví dụ:
  1. Nói về nguyên cái máy tính trước nhé: Khi ta bấm nút power ON của máy tính, trước tiên máy tính sẽ thực hiện quá trình  POST (Power ON Salf Test) tạm dịch “các phép kiểm tra cơ bản khi bật nguồn” 1 dạng điểm danh toàn bộ các thiết bị khi gọi đến thiết bị nào thì thiết bị đó phải trả lời “có” nếu không thì nó sẽ gọi mãi và mã tên của nó sẽ hiện hòai trên “card test” hay còn gọi là “post card”. Nếu đã “điểm danh” xong thì nó sẽ hiện mã FF trên card test và tiến hành load phần boot trong ổ cứng để khởi động hệ điều hành. Hơi khó hiểu, thôi qua ví dụ 2.
  2. Nói vu vơ cái nhé. Bạn vào lớp: lớp trưởng sẽ điểm danh trước giờ học. Lớp trưởng gọi ai người đó trả lời “có” sau khi tất cả đều “có” thì lớp trưởng mới báo với giáo viên là tất cả đều “đủ” <– Cái “đủ” này chính là xung reset sau cùng phát lên trên card test. Còn nếu lớp trưởng kêu tên thằng V mà thằng V không trả lời, thế là thằng lớp trưởng cứ kêu V hòai <– Cái này là dạng đèn “Reset” sáng hòai và ta biết rằng Lớp chưa “đủ” và mạch reset không hoàn hảo hay còn gọi là mất xung reset. Còn nếu thằng lớp trưởng nghĩ học thì rất dễ hiểu đèn reset sẽ không sáng vì không có thằng điểm danh lấy ai trả lời, lấy ai báo cáo <– Mất xung reset.
- Trở lại với mainboard: khi mạch reset “điểm danh” tất cả các thành phần trên main, nếu có thành phần nào không trả lời thì đèn reset sẽ sáng hòai -> Mạch reset lỗi. Còn tất cả đều đủ thì đèn reset sẽ sáng rồi tắt -> Mạch OK. Còn đèn không sáng thì 100% mạch reset bị hỏng.
Cách kiểm tra “xung Reset”:
mat-rstQuan sát đèn Reset trên card test. Nếu đèn sáng rồi tắt là mạch reset tốt. Khi đó ta cần xác định lại bằng cách nấn nút reset nếu đèn cũng sáng rồi tắt khi ta thả nút reset là mạch reset hệ thống tốt. Còn đèn reset không sáng hoặc đèn reset sáng hòai thì cũng đều là mạch reset bị lỗi.
Lỗi thường gặp:
Vậy lỗi của mạch reset này là “mất tín hiệu reset”: cả hai trường hợp đèn reset không sáng hoặc đèn reset sáng hòai đều là “mất tín hiệu reset”.
Cách xử lý:
- Cần nhớ là chúng ta đã kiểm tra tất cả các mức nguồn cấp cho mainboard và xung clock đã tốt rồi mới kiểm tra xung reset này.
- Sau đây là các nguyên nhân dẫn đến mất xung reset:
  1. Jumper CLEAR CMOS không cắm vào Main <- Cái này là lãng nhách nhất
  2. Mất nguồn 1,8V cấp cho Chipset
  3. Mất nguồn 1,5V cấp cho Chipset
  4. Hỏng mạch ổn áp cho RAM hoặc cho Card AGP
  5. Hỏng mạch Clock Gen (chưa có xung Clock)
  6. Chưa gắn CPU vào Mainboard – mạch VRM không hoạt động
  7. Mạch VRM có sự cố (mất áp Vcore)
  8. Lỗi chipset NAM.
- Rỏ ràng, nguyên nhân thứ  nhất thật lãng nhách. Còn các nguyên nhân từ 2 đến 7 là thuộc về các bước kiểm tra nguồn. Chỉ còn lại chipset NAM. Vì vậy nếu mất xung reset thì kiểm tra Jumper Clear Cmos, kiểm kỹ lại các mức áp nguồn, còn lại là chipset NAM.
- Kinh nghiệm thực tế thì đa phần là do chipset NAM (vì mình đã phải kiểm nguồn từ bớc trước, còn jumper clr cmos thì phải kiểm tra ngay từ đầu). CHo nên phải “Hấp” lại chip, “đá” chip, “làm lại chân” hoặc thay chip khác.
- Xem thêm bài về chip NAM:  Tại đây.
- Tham khảo thêm các bài thảo luận trong forum: Tại đây.
Lê Quang Vinh
1. Kiểm tra mạch kích nguồn:
- Đa số main đều không cần CPU (trừ một số main INTEL là bắt buộc phải có CPU mới kích được nguồn).
- Nếu kích nguồn không được thử tháo giắc 12V (4pin) ra kích thử nếu được thì vấn đề 100% nằm ở mạch VRM bị chạm chập.
- Kích ép: nếu lỗi chỉ là mosfet đảo hay gì đó nhẹ, kíc ép sẽ chạy bình thường. Kích ép mà cũng không được thì chạm chập nặng rồi đó.
- Đo 5V (hoặc 2v5–>5V) tại pin PS-ON. Nếu mất: Dò Pin PS-ON -> Chip NAM hay SIO. Vào thằng nào đập thằng đó. (Nếu chip NAM thì kiểm nguồn và thay thử thạch anh của chip nữa nhé)
- Dò mosfet đảo (hoặc IC đảo): chân xanh -> (qua) cổng đảo (hay trực tiếp)-> SIO ; Đập cổng đảo hoặc SIO. Hư hỏng chính: chết mosfet đảo, lỗi SIO, lỗi chip NAM.
2. Xung clock: sẽ chạy ngay khi kích được nguồn mà chưa cần cắm CPU, Kiểm tra CLK và sửa ngay bước 2 này. Thường chỉ khò lại, thay thạch anh và thay IC clock là hết bài.
3. Kiểm tra các mức nguồn:
- Vcore; mạch VRM <– Quan trọng và dài dòng nên không nêu thêm.
- Nguồn RAM <– Quan trọng thứ 2 sau Vcore.
- Nguồn chipset NAM, BẮC, AGP <– Quan trọng thứ 3 nhất là pan nóng chip do nguồn cấp cho chip sai.
4. Xung reset:
- Thường thì xong việc kiểm tra nguồn thì phải có reset nếu không chỉ còn chip NAM. Hấp, đá, làm lại chân hoặc thay.
5. Đủ tất cả mà vẫn không boot, card test chưa chạy:
- Chỉ còn socket CPU và chip Bắc <– Lỗi này 10 cao thủ chết hết 10
- Phải đập socket trước (tháo nắp vệ sinh, hấp socket…)
- Kế đó đập chip Bắc (Hấp, đá, làm lại chân, thay) <– Cực và khó nhất (chủ yếu do thiếu tool).
lga775install_socket
6. BIOS:
- Thực ra pan bios chỉ nằm cuối cùng thôi nhưng vì bước 5 thì quá chua nên mọi người hay làm bước 6 này trước “hy vọng” chụp mũ được. Kết luận:
- Khá nhiều người vướng bước 5. smile.gif Đành chịu hết bài rồi thì trả thôi. Mình thua đem ra thằng khác cũng thua thôi đừng lo trư phi chổ nào đủ tool và đủ điều kiện làm. Nói thiệt làm ban bước 5 này chua hơn giấm. Chừng ế hàng thì mới chịu làm chứ không thì smile.gif .
- Trên đây là “bài bản” để xử lý những bệnh “bình thường” của mainboard thôi. những bệnh lạ dạng “khùng khùng”, “chập chờn”, “khó hiểu”… thì để dành cho mọi người tự nghiên cứu (mò đó mà).
- Trên nguyên tắc là còn biết cách nào thử được thì cứ thử.
- Những “chiêu” nhỏ nhặt như tháo pin, clear cmos (đôi khi khách làm mất cái jum CLR CMOS cũng làm main không chạy). Tháo bios ra khỏi socket cạo sạch chân hay “tắm” với “ô mô”, thậm chí chỉ đứt mạch môt chút xíu… thì những người thợ “có kinh ngiệm” đều đã làm rồi nên tôi không nhắc làm gì.
Lê Quang Vinh
Cách nhận dạng:
  • Mạch gồm 1 IC Clock và một Thạch anh 14.3 đi kèm.
  • Chỉ cần tìm được Thạch anh 14.3 thì IC bên cạnh chính là IC clock.
idt-cv115-2-smallmach-clocgen
mach-clocgen2ic-daodong2
Nhiệm vụ:
  • Thạch anh 14,3MHz tạo ra dao động chuẩn là 14,3 MHz, sau đó các mạch tạo xung Clock sẽ lấy dao động chuẩn từ thạch anh rồi nhân với một tỷ lệ nhất định tạo ra các tần số xung Clock khác nhau cung cấp cho các thành phần của Mainboard.
Lỗi thường gặp:
  • Mất xung clock dẫn đến mainboard hoàn toàn tê liệt. Khi mất xung clock kich nguồn quạt quay máy không boot.
Cách kiểm tra:
  • Sau khi kiểm tra các mức nguồn chính trên mainboard như  Vcore, nguồn RAM, AGP, chipset Bắc, NAM thì quan sát đèn CLK. Nếu đèn sáng thì mạch xung clock tốt.
denclk
Cách xử lý:
  • Hàn, Khò lại IC clock.
  • Thay thử thạch anh 14.3 (phải đúng 14.3)
  • Thay IC clock (phải đúng số hiệu)
Nếu sau khi xử lý, kiểm tra lại thấy đèn CLK sáng là mạch tạo xung clock đã họat động tốt.
Lê Quang Vinh
1 – Tổng quát về khối nguồn Monitor LCD

  1. Chức năng của khối nguồn:
    Khối nguồn có chức năng cung cấp các mức điện áp một chiều cho các bộ phận của máy, bao gồm các điện áp
    12V cung cấp cho mạch INVERTER (Mạch cao áp)
    5V cung cấp cho Vi xử lý
    3,3V cung cấp cho mạch xử lý hình ảnh
    Điện áp đầu vào là nguồn 220V AC
  2. Các mạch trong khối nguồn
    Mạch lọc nhiễu
    - Có chức năng lọc bỏ nhiễu cao tần bám theo đường dây điện không để
    chúng lọt vào trong máy làm hỏng linh kiện và gây nhiễu trên màn hình Mạch chỉnh lưu – Có chức năng đổi điện áp AC 220V thành điện áp DC 300V cung cấp cho nguồn xung hoạt động
    Mạch dao động – Có chức năng tạo ra xung dao động cao tần để điều khiển đèn Mosfet ngắt mở tạo ra dòng biến thiên chạy qua cuộn biến áp xung.
    Đèn công suất – Ngắt mở dưới sự điều khiển của xung dao động để tạo ra dòng điện sơ cấp chạy qua biến áp xung
    Mạch hồi tiếp
    - Lấy mẫu điện áp đầu ra rồi tạo ra điện áp sai lệch hồi tiếp về mạch
    dao động để tự động điều khiển đèn công suất hoạt động sao cho điện áp
    ra được ổn định khi điện áp vào hoặc dòng tiêu thụ thay đổi.
    Biến áp xung
    - Ghép giữa cuộn sơ cấp, hồi tiếp và thứ cấp đẻ thực hiện điều khiển
    điện áp đồng thời lấy ra nhiều mức điện áp khác nhau theo ý muốn
  3. Hình ảnh khối nguồn trên một số máy thực tế
    Khối nguồn và các khối khác trên Monitor LCD ACER

    Các bộ phận chính trên khối nguồn Monitor LCD ACER


    Khối nguồn và khồi cao áp trên Monitor LCD AOC
2 – Nguyên lý hoạt động của khối nguồn
  • Khối nguồn Monitor LCD thường hoạt động theo nguyên lý nguồn xung, sử dụng cặp IC dao động kết hợp với đèn công suất Mosfet
  • Nguồn chi làm hai phần là sơ cấp và thứ cấp, hai phần này có
    điện áp chênh lệch khoảng 300V, bên sơ cấp thường có cảnh báo “Nguy
    hiểm” sờ vào sẽ bị giật, còn bên thứ cấp được nối với mass của máy.
  • Như  sơ đồ bộ nguồn ở dưới đây, bên sơ cấp có mầu  hồng và bên thứ cấp có mầu xanh.

Khối nguồn Monitor LCD Acer (phần sơ cấp – mầu hồng, phần thứ cấp – mầu xanh)
Các mạch cơ bản trên khối nguồn Monitor LCD
Phần nguồn bên sơ cấp:     (bạn đưa trỏ chuột vào sơ đồ để xem chú thích)



Phần nguồn bên thứ cấp

  1. Mạch bảo vệ đầu vào:
    • Để bảo vệ mạch nguồn không bị hỏng khi điện áp đầu vào quá cao,
      người ta đấu một đi ốt bảo vệ ở ngay đầu vào (VRT601), đi ốt này chịu
      được tối đa là 300V, nếu điện áp đầu vào vượt quá 300V thì đi ốt này sẽ
      chập và nổ cầu chì, không cho điện vào trong bộ nguồn.
    • Ở ngay đầu vào người ta gắn một cầu chì, cầu chì này có tác dụng ngắt điện áp khi dòng đi qua nó vượt ngưỡng cho phép.
  2. Mạch lọc nhiễu cao tần:
    • Mạch lọc nhiễu có tác dụng triệt tiêu toàn bộ nhiễu cao tần bám
      theo đường dây điện không để chúng lọt vào trong bộ nguồn gây can nhiễu
      cho máy và làm hỏng linh kiện, các can nhiễu đó bao gồm:
      - Nhiễu từ sấm sét
      - Nhiễu công nghiệp
      - Nhiễu từ các thiết bị phát ra xung điện v v…
  3. Mạch chỉnh lưu và lọc điện áp AC 220V thành DC 300V:
    • Mạch chỉnh lưu sử dụng đi ốt mắc theo hình cầu để chỉnh lưu điện áp AC thành DC
    • Tụ lọc nguồn chính sẽ lọc cho điện áp DC bằng phẳng
  4. IC dao động – KA3842
    Các chân của IC – KA3842



    Sơ đồ khối bên trong IC – KA3842
    • IC dao động KA3842 được sử dụng rộng dãi trong các bộ nguồn xung có
      sử dụng Mosfet, IC này có 8 chân và các chân có chức năng như sau:
      * Chân 1 (COMP)
      đây là chân nhận điện áp hồi tiếp dương đưa về mạch so sánh, khi điện
      áp chân 1 tăng thì biên độ dao động ra tăng => điện áp ra tăng, khi
      điện áp chân 1 giảm thì biên độ dao động giảm => điện áp ra giảm.
      * Chân 2 (FB)
      đây là chân nhận điện áp hồi tiếp âm, khi điện áp chân 2 tăng thì biên
      độ dao động ra giảm => và điện áp ra giảm, khi điện áp chân 2 giảm
      thì điện áp thứ cấp ra sẽ tăng lên.
      * Chân 3 (ISSEN) – chân bảo vệ, khi chân này có điện áp > = 0,6 V thì IC sẽ ngắt dao động để bảo vệ đèn công suất hoặc bảo vệ máy.
      * Chân 4 (R/C) đây
      là chân dao động R/C, giá trị điện trở và tụ điện bám vào chân này sẽ
      quyết định tần số dao động của bộ nguồn, khi khối nguồn đang hoạt động
      ta không được đo vào chân này, vì khi đó dao động bị sai làm hỏng đèn
      công suất.
      * Chân 5 (GND) – đấu với mass bên sơ cấp hay cực âm tụ lọc nguồn
      * Chân 6 (OUT)
      - đây là chân dao động ra, dao động ra từ chân 6 sẽ được đưa tới chân G
      của đèn công suất để điều khiển đèn công suất hoạt động.
      * Chân 7 (VCC) – Chân cấp nguồn cho IC, chân này cần phải có 12V đến 14V với IC chân cắm và cần từ 8V đến 12V với IC chân rết loại nhỏ.
      * Chân 8 (VREF)
      - Chân điện áp chuẩn 5V, chân này đưa ra điện áp chuẩn 5V để cấp cho
      mạch dao động và các mạch cần điện áp chính xác và ổn định.
  5. Điện trở mồi và mạch cấp nguồn cho IC

    • Khi có điện áp 300V DC, điện áp đi qua R603 và R609 vào định thiên
      cho đèn Q602 dẫn, đưa dòng điện đi qua R602 (Rmồi) đi qua đèn cấp nguồn
      vào chân số 7 của IC
      - Tụ C617 có tác dụng làm cho điện áp đi vào chân 7 tăng từ từ (mạch khởi động mềm)
      - Khi điện áp chân 7 tăng đến khoảng 10V thì IC sẽ hoạt động và điều khiển cho khối nguồn hoạt động.
      -
      Khi nguồn hoạt động, điện áp lấy ra từ cuộn hồi tiếp 9 – 10 được chỉnh
      lưu qua D602 rồi đưa về chân 7, đây sẽ là nguồn chính để duy trì cho IC
      hoạt động.
      - Đồng thời khi nguồn hoạt động, điện áp Vref  ra từ
      chân 8 sẽ đi qua R610 làm cho đèn Q603 dẫn, tụ điện C618 sẽ làm cho đèn
      Q618 dẫn chậm lại, khi đèn Q618 dẫn thì đèn Q602 sẽ tắt, vì vậy dòng
      điện đi qua Rmồi (R602) chỉ được sử dụng trong vài giây lúc đầu.

  6. Mạch hồi tiếp so quang:

    • Nếu như không có mạch hồi tiếp thì khi điện áp đầu vào
      tăng hoặc dòng tiêu thụ giảm thì điện áp đầu ra sẽ tăng theo. Khi điện
      áp đầu vào giảm hoặc dòng tiêu thụ tăng thì điện áp ra sẽ giảm xuống,
      vì vậy điện áp ra sẽ không ổn định.
    • Mạch hồi tiếp so quang có chức năng giữ cho điện áp ra ổn định trong mọi trường hợp,  mạch được thiết kế  như sau:
      -
      Từ điện áp 5V đầu ra, người ta lấy ra một điện áp lấy mẫu thông qua cầu
      phân áp R711 và R712, điện áp lấy mẫu này sẽ tăng giảm tỷ lệ thuận với
      điện áp ra.
      - Điện áp lấy mẫu được đưa vào chân R của IC khuếch đại áp lấy mẫu TL431 hoặc KA431
      - Dòng điện đi qua đi ốt so quang sẽ được IC – KA431 điều khiển.
      -
      Dòng điện qua đi ốt  phát quang sẽ làm đi ốt phát  sáng chiếu
      sang đèn thu quang => đèn thu quang dẫn, dòng điện đi qua đi ốt phát
      quang tỷ lệ thuận với dòng điện đi qua đèn thu quang trong IC so quang,
      dòng điện anỳ sẽ được đưa về chân hồi tiếp âm (chân 2) của IC.
    • Nguyên lý ổn áp:
      - Giả sử khi điện áp đầu vào
      tăng, ngay tức thời thì điện áp đầu ra cũng tăng lên => điện áp lấy
      mẫu tăng => điện áp chân R của TL431 tăng => dòng điện đi qua
      TL431 tăng => dòng điện đi qua đi ốt trong IC so quang tăng =>
      dòng điện qua đèn thu quang trong IC so quang tăng => điện áp đưa về
      chân 2 của IC tăng => biên độ dao động ra giảm xuống => đèn công
      suất hoạt động giảm và điện áp ra giảm xuống, nó có xu hướng giảm trở
      về vị trí ban đầu.
      - Nếu điện áp đầu vào giảm thì quá trình diễn ra
      theo xu hướng ngược lại, và kết quả là khi điện áp đầu vào thay đổi lớn
      nhưng điện áp đầu ra thay đổi không đáng kể, vòng hồi tiếp này có tốc
      độ điều chỉnh rất nhanh, chỉ mất vài phần ngàn giây vì vậy nó hoàn toàn
      có thể điều chỉnh kịp thời với các thay đổi đột ngột của điện áp đầu
      vào.

      Khi điện áp vào thay đổi lớn (50%) nhưng nhờ có mạch hồi tiếp mà
      điện áp ra thay đổi không đáng kể (khoảng 1%)

  7. Mạch bảo vệ quá dòng:
    • Để bảo vệ đèn công suất không bị hỏng khi nguồn bị chập tải hay có
      sự cố nào đó khiến dòng tiêu thụ tăng cao, người ta thiết kế mạch bảo
      vệ quá dòng như sau:
      - Từ chân S đèn công suất ta đấu thêm điện trở Rs (R615) xuống mass để tạo ra sụt áp, điện áp này được đưa về chân 3 của IC.
      -
      Khi dòng tiêu thụ tăng cao, đèn công suất hoạt động mạnh, sụt áp trên
      Rs tăng lên, nếu điện áp tăng > 0,5V thì IC sẽ ngắt dao động ra, đèn
      công suất được bảo vệ.
      - Khi mạch bảo vệ hoạt động và ngắt đèn công
      suất, dòng qua đèn không còn, nguồn hoạt động trở lại và trở thành tự
      kích, điện áp ra thấp và dao động.
  8. Mạch bảo vệ quá áp:

    • Khi có các sự cố như mất hồi tiếp về chân 2, khi đó điện áp ra sẽ
      tăng cao gây nguy hiểm cho các mạch của máy, để bảo vệ máy không bị
      hỏng khi có sự cố trên, người ta thiết kế mạch bảo vệ quá áp, mạch được
      thiết kế như sau:
      - Người ta mắc một đi ốt Zener 24V từ điện áp VCC
      đến chân G của đi ốt có điều khiển Thristor, chân A của Thiristor đấu
      với chân 1 của IC, chân K đấu với mass
      - Khi điện áp của nguồn ra
      tăng cao, điện áp VCC tăng theo, nếu điện áp VCC > 24V thì có dòng
      điện đi qua đi ốt Zener vào chân G làm Thiristor dẫn, điện áp chân 1
      của IC bị thoát xuống mass, biên độ dao động ra giảm bằng 0, đèn công
      suất tắt, điện áp ra mất.
      - Khi mạch bảo vệ hoạt động và ngắt đèn
      công suất, điện áp ra mất, không có dòng đi qua đi ốt zener, IC lại cho
      dao động ra và quá trình lặp đi lặp lại trở thành tự kích, điện áp ra
      dao động.
      Nguồn: hocnghe.com.vn
Đây là lỗi thường gặp nhất (Chiếm gần 70-80%) khi một mainboard bị hư. Nắm rỏ cách xử lý lỗi này là đã gần như sửa được mainboard.
Xem thêm bài “Mạch cấp nguồn cho CPU” tôi đã đề cập đến vấn đề này. Trong bài viết này, tôi sẽ hướng dẫn thêm những bước kiểm tra cụ thể hơn.
Trong bài viết trước tôi đã trình bày cách kiểm tra nguồn Vcore. Khi đó nếu gắng CPU vào và đo tại đầu cuộn dây ngỏ ra của mạch. Nếu =0V thì có 2 khả năng. 1 CPU không tiếp xúc tốt, không được support hoặc mạch logic VID có vấn đề.
Cách tốt nhất để kiểm tra mạch Vrm có họat động hay không là dùng 1 CPU tải giả cắm vô thì đo check point luôn cho chắc ăn. Nhiều trường hợp gắng CPU thiệt mạch không chạy nhưng gắng CPU tải giả thì mạch chạy. Vì CPU tải giả câu VID trực tiếp –> Vcore = 1.75V
478
Trước tiên cần xác định IC giao động và IC driver là những IC nào. Nếu đã có kinh nghiệm thì nhìn vào biết ngay. Nhưng các bạn mới thì hơi khó khăn tí.
image0111
Xem lại mạch lý thuyết để hình dung mạch.
image0072
Theo sơ đồ mạch này thì tại ngỏ ra là cuộn dây sẽ có 1 đường hồi tiếp về IC giao động. Nên ta sẽ dùng cách đo trở kháng từ đầu cuộn dây đến chân các IC xung quanh. Sẽ tìm được chính xác IC giao động. Xem hình minh họa.
tim_ic-ddĐể xác định thêm chính xác, cần tra thông tin datasheet con IC vừa tìm được (cách trước đây tôi thường làm cho đến khi nhìn là biết con nào là con nào) và kết luận nó có phải là IC giao động nguồn Vcore hay không.
Datasheet của một số IC điều xung, driver cấp nguồn cho CPU:
- ADP3110ADP3180ADP3181 ADP3188 ADP3163ADP3168ADP3198ADP3416ADP3418ADP3421

- FAN5019 FAN5090
ISL6316 ISL6556 ISL6561 ISL6566
- RT9241RT9245RT9600RT9603RT9602 -
Nếu mất nguồn Vcore mà vẫn kích được nguồn thì đa phần là do chết IC giao động hoặc ic driver. Tìm và thay thử các IC này.
Còn lại là mosfet bị đứt mối nối, phải tháo từng con ra đo thì mới biết được. Xem thêm bài: Cơ bản về mosfet.
Nếu tụ bị phù hoặc khô thì mạch chỉ không hoàn hảo thôi (kén CPU hoặc khi nhận khi không) chứ không mất hẳn Vcore như trường hợp này.
Lê Quang Vinh
Đây là lỗi thường gặp nhất ở mainboard. Vì một trong các thành phần trên main hư đều dẫn đến tình trạng như trên.
Trong trường hợp này trợ thủ đắc lực nhất chính là “Card Test Mainboard“. Cần tang bị một card test hổ trợ nhiều đời main, báo lỗi chính xác (một số card bị đơ lỗi C0, C1, D0, D1 và nhất là đơ tại mã 26 trong khi mainboard vẫn chạy bình thường <– Nếu gặp lọai card này thì khó lòng mà sửa được main cho tốt được). Xem thêm các bài viết về card test main trên BLOG của lqv77 tôi (Bài 123).
Bước 1: Kiểm tra nguồn cấp cho CPU (Vcore)
- Để kiểm tra, tốt nhất là trang bị 1 CPU tải giả. Khi gắn CPU tải giả vào nếu mạch còn chạy lập tức sẽ có mức nguồn Vcore tại đầu cuộn dây ngay. Một số trường hợp dùng CPU thiệt mạch vẫn không chạy. Nên tôi khuyên là nên dùng CPU tải giả. Thêm vào đó trên lưng CPU tải giả còn có check point của các mức áp chuẩn để đo kiểm tra ngay như Vcore, PG_good, Reset…
- Chi tiết về mạch này tôi đã có bài viết: Mạch cấp nguồn cho CPU. Trong bài viết này tôi chỉ hướng dẫn thêm cách kiểm tra và gợi ý cách sửa chữa cho mạch này mà thôi.
image0111- Hình trên là sơ đồ mạch cấp nguồn cho CPU. Mạch gồm 1 IC tạo xung (điều xung) 1 IC đảo pha (có khi 2 IC này nhập thành 1) L1 là cuộn dây ở ngỏ vô. Hai mosfet (có khi là 3 mosfet) kết hợp với 1 cuộn dây (L2 như hình) sẽ tạo ra 1 pha cho áp Vcore cấp cho CPU. Và có bao nhiêu cuộn dây ở ngỏ ra thì sẽ có bấy nhiêu Pha. Ta chỉ lưu ý: áp ra đo được ngay tại đầu ra của cuộn dây chính là Vcore (khoảng 1V2 -> 1V5 tùy theo CPU).
image0072- Đây là 1 sơ đồ mạch thực tế gồm 3 pha. 1 IC tạo xung, 3 IC đảo pha, 6 mosfet, 3 cuộn dây ở ngõ ra. Như hình thì ta thấy 3 đầu cuộn dây đấu chung nên dễ thấy áp tại đây sẽ bằng nhau.
image012- Nếu đo tại đầu cuộn dây có 1V2 -> 1V5 thì coi như mạch Vcore đã “chạy” và CPU phải nóng lên.
- Nếu mất áp tại đây thì CPU sẽ không chạy và mainboard sẽ hòan tòan không chạy (Đa số mainboard hư chổ này).
- Vì vậy: khi mainboard không chạy việc đầu tiên là “Kiểm tra áp Vcore”.
Nếu mất áp Vcore (rất thường xảy ra) thì:
Xem bài viết: Mainboard mất áp nguồn Vcore và cách xử lý
Bước 2: Kiểm tra tín hiệu xung clock
Bước 3: Kiểm tra tín hiệu reset.
Bước 4: Card test main phải chạy
Bước 5: Kiểm tra nguồn cấp cho chipset
Bước 6: Kiểm tra nguồn cấp cho RAM và bus RAM.
Bước 7: Kiểm tra và nạp thử chip BIOS ROM nếu cần.
Bước 8: Màn hình phải hiện lên, phải có tiếng Beep;
Bước 9: Kiểm tra kết nối bàn phím chuột
Liệt kê sẳn từ từ viết tiếp… mọi người thông cảm
Lê Quang Vinh
Nên xem bài:  Chip cầu NAM Chip SIO trước khi xem bài này.
Mạch kích nguồn cho mainboard
Các thành phần của mạch:
- Chân Power On (màu xanh lá cây) của giắc cắm 20pin / 24pin của bộ nguồn ATX cắm lên mainboard.
- Nguồn 5V STB (dây tím cấp trước).
- Công tắc Power On nối với 2 pin Power ON trên panel pin.
- Chip SIO.
- Chip cầu NAM.
- Mosfet đảo hoặc IC đệm (nếu có).
Mạch có 3 dạng chính:
ko-kich-nguon-01
ko-kich-nguon-02
ko-kich-nguon-03Khi chưa kich nguồn (chưa bấm công tắc):
- Chân Xanh là phải có từ 2.5 -> 5V
- Nguồn 5V STB; dây tím phải có 5V
- 2 Pin kết nối với nút Power On trên thùng máy phải có một chân từ 2.5V -> 5V.
- Chip SIO và Chip cầu NAM không nóng
Khi kích nguồn (bấm nút công tắc):
- Chân xanh lá = 0V.
- Nguồn 5V STB vẫn đủ 5V
- Chip Nam hơi ấm lên tí.
Lỗi thường gặp: Mainboard Kích nguồn không được.
Nguyên nhân và cách xử lý:
Bước 1: Cần xác định mạch kích nguồn dạng nào?
- Dò mạch (thang đo ôm x1) chân Xanh lá và các chân chip SIO. Nếu không có trở kháng ~0 ôm -> Dạng 1: có mosfet đảo hoặc ic đệm
- Nếu Mạch dạng 1: Chân xanh lá không vào trực tiếp chip SIO mà phải qua một mosfet đảo (hoặc IC đệm). Thường thì mosfet này (hoặc IC đệm) chết dẫn đến không kích được nguồn. Tìm ra mosfet đảo này thay là OK. Trường hợp khác mosfet đảo bị chập D-S thì máy cứ luôn trong trạng thái “chạy” bật nguồn tự chạy, hoặc shutdown xong tiếp tục “chạy”. <– Trường hợp này cũng thường gặp.
- 2 pin nối với nút công tắc thì 1 nối mass 1 gọi là chân kích PSON. Chân này phải có mức cao (2V5-> 5V)
- Dò mạch (thang đo ôm x1) chân kích PSON và chip SIO. Nếu có trở kháng ~0 ôm -> Dạng 3: Chân kích PSON do SIO quản lý
- Trường hợp còn lại là dạng 2: Chân kích PSON do chipset NAM quản lý
Bước 2: Kiểm tra mức cao (2V5 -> 5V) tại chân PSON
- 2 pin nối với nút công tắc thì 1 nối mass 1 gọi là chân kích PSON. Chân này phải có mức cao (2V5-> 5V) nếu mất thì Chip NAM hoặc SIO bị lỗi (xem nó thuộc dạng nào để kết luận)
Bước 3: Kiểm tra xem chip NAM có bị nóng không

- Nếu cấp nguồn vào mà chip NAM lập tức nóng rang thì 100% chết chip NAM.
Bước cuối cùng:
- Còn lại là hở chân chip NAM, lỗi chip NAM hoặc lỗi chip SIO.
- Vài trường hợp riêng do hỏng thạch anh giao động của chip NAM (thay thử).
- Nếu chip SIO lỗi: hở chân thì hàn lại hoặc lỗi thì thay luôn.
- Nếu chipset Nam lỗi: thì Hấp lại chip, không được thì tháo chipset ra làm chân đóng vô lại, vẫn không được thì thay chipset khác.
(Bạn gì bên 3C nếu có copy thì phải nêu trích dẫn nguồn từ Lê Quang Vinh – lqv77 nhé)
Lê Quang Vinh
BIOS – Basic I/O System – Hệ thống xuất nhập cơ bản
Cách nhận biết:
- Hình dáng thông thường:
chip_bios- Hình chữ nhật có vạt 1 góc gồm 32 chân, gắn trong một sóc két (như hình) hoặc hàn dính vào mainboard.
bios-ami
- Lọai đời mới: dạng flash; chip dán 8 chân
dsc00588
Hoặc chip 8 chân ghim bình thường:
sop-8
Nhiệm vụ:
- Giao tiếp mức cơ bản nhất với người dùng từ lúc bật công tắt cho đến lúc hệ điều hành bắt đầu được load vào bộ nhớ mà ta gọi là BOOT.
- Cho phép thiết lập các cấu hình như: chọn ổ đĩa khởi động, chỉnh ngày giờ hệ thống, đặt mật khẩu bảo vệ…
Các lỗi thường gặp:
- Chip BIOS lỗi sẽ gây ra lỗi kich nguồn quay, máy không boot được. Lỗi này chỉ xác định khi đã kiểm tra các lỗi về nguồn và CPU xong.
- Báo lỗi: Bios check sum error,
Cách xử lý:
- Nếu lên hình mà báo lỗi là do hết pin nuôi CMOS hoặc đã cài đặt trình CMOS setup sai.
- Lỗi không boot (ngòai lỗi nguồn và CPU ra) thì cần nạp lại chip BIOS.
- Xem thêm bài: Cách nạp lại bios rom
Lê Quang Vinh
Chip Super I/O viết tắt là SIO
Cách nhận biết:
- Hình chữ nhật, khoảng 4 cm vuông trên có chữ ITE, Winbond, SMSC… như hình;
it8712f
35
xpress200-6
Tránh nhầm lẫn chip SIO với chip LAN onboard (có cùng kich thước nhưng thường đi kèm một thạnh anh 25.000) một số ít chip sound onboard cũng có cùng kích thước nhưng ít thấy hơn. Thông dụng nhất vẫn là 3 loại chip này nên cũng ít nhầm lẫn.
Nhiệm vụ:
- Kết hợp với chipset NAM quản lý việc kích nguồn và tắt nguồn cho main.
- Quản lý bàn phím, chuột, FDD, LPT.
so-do-khoi-mainboard
Các lỗi thường gặp:
- Không kích được nguồn (rất phổ biến) tuy nhiên vẫn còn phụ thuộc vào chip NAM và có khi có thêm mosfet đảo hay IC damper bên ngoài.
- Không nhận các thiết bị như keyboard, mouse, FDD, LPT. Một số trường hợp do chạm các tụ lọc nhiễu gần các cổng keyboard, mouse chỉ cần xả bỏ các tụ này là OK.
Cách xử lý:
- Lỗi không kích nguồn thì sẽ có bài phân tích riêng, ở đây khi xác định lỗi ở chip SIO thì sẽ hàn lại chân, khò lại chân, hoặc thay chip mới.
Diễn đàn Phần cứng – Nơi thảo luận các thắc mắc liên quan
Lê Quang Vinh
Chip cầu NAM – South Bridge Chip
Hay còn gọi là I/O Control Hub (ICH)
Cách nhận dạng:
- Lớn thứ nhì trên main (chỉ thua Chip cầu Bắc)
- Có 2 chip lớn, chíp thứ nhất là cầu Bắc thì chip còn lại là chip cầu NAM.
chip-cau-namDạng chip NAM thông dụng
Nhiệm vụ:
- Quản lý và giao tiếp với các thành phần như: các khe PCI, giao tiếp USB, chip Sound, chip LAN, BIOS ROM, chip SIO (Riêng SIO sẽ quản lý: Keyboard, mouse, FDD, COM, LPT)
so-do-khoi-mainboard
Lỗi thường gặp:
- Không kích được nguồn (thường gặp nhất). Kết hợp với chip SIO sẽ điều khiển mạch ngắt, mở nguồn.
- Mất xung reset (rất thường gặp)
- Không nhận, hoặc nhận mà không chạy các thiết bị như USB, HDD, CD
Cách xử lý:
- Riêng lỗi không kich nguồn sẽ có 1 bài riêng, tuy nhiên sau khi xác định lỗi là do chip NAM thì cách xử lý sẽ tương tự như chip Bắc. Đó là “hấp” lại chíp, “đá” chip, “làm chân lại” hoặc thay chip mới.
- Xem thêm các video hướng dẫn thay chipset trên blog của tôi.
- Tham gia thảo luận về “sửa mainboard” trong Diễn đàn Phần cứng:
Lê Quang Vinh
Công việc đầu tiên của một người sửa main đó là “nhận biết linh kiện”. Phải biết “cái nào”, “nằm ở đâu”,  “nó thì như thế nào”, “những lỗi thường gặp” và “cách xử lý”.
Chip cầu Bắc – North Bridge:
Hay còn gọi là Memory Controller Hub (MCH).
Cách nhận dạng:
  • Chip lớn nhất trên Mainboard.
  • Thường được gắn thêm 1 miếng tản nhiệt.
  • Nằm gần CPU và RAM.
chipsetnorthbridge0chipsetnorthbridge3
Nhiệm vụ:
  • Liên lạc giữa các thiết bị CPU, RAM, AGP hoặc PCI Express, và chip cầu nam.
  • Một vài loại còn chứa chương trình điều khiển video tích hợp, hay còn gọi là Graphics and Memory Controller Hub (GMCH) hay VGA onboard.
chipcaubac-cpu-ram-vgap45Lỗi thường gặp:
  • Không nhận dạng CPU (CPU không chạy, tương tư như hở socket CPU)
  • Không nhận RAM (Trường hợp nguồn RAM đã đủ): không gắng RAM thì loa Beep kéo dài gắng RAM vô thì không beep nữa hoặc beep liên tục.
  • Không nhận VGA (trường hợp nguồn AGP hoặc PIC-E đủ) (hoặc mất VGA onboard) Card Test Main báo code 25 hoặc 26 (dĩ nhiên là card lọai tốt nhé, card test dỏm thì main mới mới thì cứ báo lỗi 26 bất cứ là chạy hay bị lỗi gì cũng 26).
Cách xử lý:
  • Không nhận dạng CPU (Card Test hiện C0, FF hoặc không hiện gì): có thể do hở socket (đè mạnh thử thì chạy) vệ sinh socket, hấp lại socket (nếu dạng chân gầm).
  • Tất cả 3 lỗi thường gặp nêu trên đều phải hấp lại chip Bắc hoặc tháo chip Bắc ra làm chân đóng vô lại hoặc phải thay chip Bắc khác.
Thêm:
  • Xem thêm các video hướng dẫn thay chipset trên blog của tôi.
  • Tham gia thảo luận về “sửa mainboard” trong diễn đàn phần cứng:
Lê Quang Vinh
Sau thời gian tìm tòi và nghiên cứu tôi cũng đã có vài bài viết về mainboard như: hướng dẫn sửa main, mạch cấp nguồn CPU, card test mainboard… kế đó là sự xuất hiện hàng loạt các bài viết được copy từ hocnghe.com.vn
Theo tôi, copy về để nghiên cứu và chia sẻ cho mọi người củng nghiên cứu. Nhận thấy tài liệu của hocnghe.com.vn cũng khá đầy đủ và dễ hiểu nên tôi không edit gì và open nguyên xi lên để mọi người tham khảo.
Sau một thời gian, những người tiếp thu thì đã tiếp thu còn lại đa phần đều có chung một suy nghĩ “không hiểu gì cả” :)
Dễ hiểu vì để tiếp thu được các kiến thức trong môn “Sửa chữa mainboard” này yêu cầu kiến thức tốt thiểu phải qua lớp “Điện tử căn bản” <– Nếu nắm chắc điện tử căn bản thì việc tiếp thu sẽ tốt hơn.
Nhưng nếu bài bản hơn, cần phải qua thêm lớp “Sửa chữa bộ nguồn ATX”. Vì bộ nguồn là khởi đầu của mọi thiết bị điện tử. Học điện tử thì tối thiểu phải biết sửa nguồn. Và riêng phần nguồn trong mọi thiết bị điện tử chiếm đến 70% sự hư hỏng. Điều này cũng đúng với mainboard, LCD nói riêng và máy vi tính nói chung.
Nhưng bạn muốn học thật nhanh để xử lý các pan thông dụng của Mainboard và công muốn qua lớp “Sửa bộ nguồn ATX” thì cũng OK. Hơi khó tí nhưng cũng ráng thì sẽ được.
Từ đây về sau, tôi sẽ viết loạt bài này dành cho người đã biết “điện tử cơ bản”. Coi như là yêu cầu đầu tiên. Nếu muốn bạn có thể download tài liệu về tư nghiên cứu thêm nhé:
http://lqv77.com/category/dien-tu-co-ban/
Hoặc:
http://lqv77.com/2009/01/02/dien-tu-co-ban-toan-tap/
Yêu cầu thứ hai: bạn phải từng là kỹ thuật viên phần cứng. Ý là phải biết láp ráp, cài đặt, bảo trì, nâng cấp… biết sàng từng linh kiện để xác định linh kiện nào hư và quan trọng nhất là xác định đợc chính xác mainboard bị hư.
Gợi ý: trong vi tính cách đơn giản nhất để xác định là “loại trừ”. Nếu nghi ngờ thành phần nào đó hư thì tha thử thành phần đó để “lọai trừ” và tương tự đến khi kết luận –> Main hư :)
Chứ không biết mainboard có hư hay không thì bó tay. Không thể “Học sửa mainboard” được rồi.
Xong 2 yêu cầu. Bây giờ là phần chuẩn bị đồ nghề:
- Đồng hồ đo vạn năng (tên theo cách kêu Hán Việt nghe dữ quá) Có thể dùng đồng hồ kim là OK nhất. Cơ bản lại dễ minh họa. Lọai thường giá cở 105k là dùng được.
Xem thêm bài hướng dẫn sử dụng nếu cần nhé:  http://lqv77.com/2009/02/15/co-ban-su-dung-dong-ho-vom/
- Mỏ hàn điện 40W: Lọai tốt của Nhật giá 120k, lọai thường của Trung quốc giá 30k. (Tiền nào của nấy nhé)

- Máy hàn hơi (máy khò nhiệt): Cái này rất cần vì linh kiện trên main nếu chỉ dùng mỏ hàn bình thường để tháo và gắn rất vất vả. Giá tham khảo lọai trung bình là 590k: xem thêm topic http://lqv77.com/forum/index.php?showtopic=226
- Card Test Mainboard: rất quan trọng, không thể thiếu. Hiện có rất nhiều lọai, thượng vàng hạ cám. Tôi có nhiều bài viết về lọai card này rồi. Ở đây chỉ gợi ý giá tham khảo thôi. Lọai rẻ tiền từ 40k – 62k tùy nơi bán (trên mạng rao đầy)  lọai tôi đang xài là 30$. Hàng tôi phải đặt mua trực tiếp từ Thẩm Quyến – Trung Quốc. Có một vài lọai hình dáng tương tự tuy nhiên lọai tôi dùng chính xác như hình bên trên Model: PT090C. Model PT090 cùng hãng là lọai củ hơn (PT090, PT090A, PT090A+ rồi mới đến PT090C) tín năng không bằng vì PT090C này là lọai mới nhất fix thêm nhiều lỗi như lỗi Code 26, support chipset Intel 9xx, Main Gigabyte, Intel, ECS đời cao…
- Link tham khảo của nhà sản xuất: http://www.hddtool.net/product.asp?id=880
- Mấy thứ linh tinh khác: nhựa thông loãng, chì hàn, dây rút chì, nước rữa… thiếu gì mua nấy kể mệt quá.
Cơ bản là như vậy trước: để thực hành tháo, xả và đóng linh kiện thì mỗi người nên trang bị vài cái main xác (hư, chết, bỏ đi…) giá thì từ 50k-100k tùy nơi bán. Nhưng nếu ai đó bán rẻ thì trả giá cừng 20-30k là OK rồi.
Xong, bài thực hành đầu tiên là lấy mosfet từ mainboard ra, xem bài viết sau:
http://lqv77.com/forum/index.php?showtopic=220
Hết phần này, mời xem tiếp các phần sau.
Lê Quang Vinh
Nhiều bạn hỏi tôi Card test main báo lỗi 26 là lỗi gì??? Nhiều bạn khác thì hỏi sao card test báo mã 26 mà mainboard vẫn chạy bình thường??? Vậy thì tại sao ???
Câu trả lời rất đơn giản: Card Test Main ĐỂU.
Đây không phải là kinh nghiệm của tôi mà đó chính là thông tin mới nhất từ các nhà sản xuất Card Test main bo trên thị trường mà tôi đã cố gắng tìm được thông tin này.
Xem link tham khảo thứ 1:
http://www.61131568.com/En_ArticleShow.asp?ArticleID=295
Trích dẫn:
Never stop when the code goes at “26” <– Đây là dòng sản phẩm mà nhà sản xuất cho rằng đã fix lỗi “chết đơ tại mã 26″
Tính năng thứ hai là: support 80h port và 84h port
Xem thêm bài viết sau để biết port 80h và port 84h là gì:
http://lqv77.com/2009/02/07/card-test-mainboard-toan-tap/
Xem link tham khảo thứ 2:
http://www.hddtool.net/product.asp?id=1302
<– Đây là link gốc bằng tiếng HOA, có thể dùng google để dịch hoặc dùng link dịch sẳn sau đây: link
Trích:
Duy nhất trên thị trường có khả năng hiển thị một cách chính xác tất cả các dòng mainboard INTEL9XX và các lọai mainboard đời mới. Mà khi sử dụng card test rẻ tiền chỉ dừng lại tại mã 26 mà không hề báo chính xác mã lỗi thực là gì cho dù mainboard bị lỗi hay thậm chí không hề bị lỗi vẫn “chết đơ tại mã 26“.
Vậy giải pháp là sao? Đơn giản là cần trang bị một card test đã fix được lỗi “chết đơ tại mã 26″ này. Hai link tôi đưa trên chính là 2 sản phẩm đã fix lỗi “chết đơ tại mã 26″ vừa nêu.
So sánh tính năng và giá của 2 card trên:
Về tính năng do PT090C có thêm công LPT nên có thể dùng được cho cà máy Laptop nên giá thành cao hơn (gấp đôi). Còn Loại PI2D thì chỉ support máy để bàn qua 2 giao tiếp PCI và ISA (đã tuyệt chủng).
Nếu có nhu cầu về 2 lọai Card Test trên thì xem thêm các topic sau:
http://lqv77.com/forum/index.php?showtopic=162
http://lqv77.com/forum/index.php?showtopic=187
Lê Quang Vinh
1 – Sơ đồ khối tổng quát của màn hình LCD

Sơ đồ khối tổng quát của Monitor LCD
  1. POWER (Khối nguồn):
    Khối nguồn của màn  hình Monitor LCD có chức năng cung cấp các điện áp DC ổn định cho cácc bộ phận của máy, bao gồm:
    - Điện áp 12V cung cấp cho khối cao áp
    - Điện áp 5V cung cấp cho Vi xử lý và các IC nhớ
    - Điện áp 3,3V cung cấp cho mạch xử lý tín hiệu Video
    Khối
    nguồn có thể được tích hợp trong máy cũng có thể được thiết kế ở dạng
    Adapter bên ngoài rồi đưa vào máy điện áp 12V hoặc 19V DC
  2. MCU (Micro Control Unit – Khối vi xử lý)
    Khối vi xử lý có chức năng điều khiển các hoạt động chung của máy, bao gồm các điều khiển:
    -  Điều khiển tắt mở nguồn
    - Điều khiển tắt mở khối cao áp
    - Điều khiển thay đổi độ sáng, độ tương phản
    - Xử lý các lệnh từ phím bấm
    - Xử lý tín hiệu hiển thị OSD
    - Tích hợp mạch xử lý xung đồng bộ
  3. INVERTER (Bộ đổi điện – Khối cao áp)
    - Có chức năng cung cấp điện áp cao cho các đèn huỳnh quang Katot lạnh để chiếu sáng màn hình
    - Thực hiện tắt mở ánh sáng trên màn hình
    - Thực hiện thay đổi độ sáng trên màn hình
  4. ADC (Mạch Analog Digital Converter)
    Mạch này có chức năng đổi các tín hiệu hình ảnh R, G , B từ dạng tương tự sang tín hiệu số rồi cung cấp cho mạch Scaling
  5. SCALING (Xử lý tín hiệu Video, chia tỷ lệ khung hình)
    Đây
    là mạch xử lý tín hiệu chính của máy, mạch này sẽ phân tích tín hiệu
    video thành các giá trị điện áp để đưa lên điều khiển các điểm ảnh trên
    màn hình, đồng thời nó cũng tạo ra tín hiệu Pixel Clock – đây là tín
    hiệu quét qua các điểm ảnh
  6. LVDS (Low Voltage  Differential Signal)
    Đây
    là mạch xử lý tín hiệu vi phân điện áp thấp, mạch thực hiện đổi tín
    hiệu ảnh số thành điện áp đưa lên điều khiển các điểm ảnh trên màn
    hình, tạo tín hiệu quét ngang và quét dọc trên màn hình, mạch này
    thường gắn liền với đèn hình.
  7. LCD PANEL (Màn hình tinh thể lỏng)
    - Đây là toàn bộ phần hiển thị LCD và các lớp tạo ánh sáng nền của đèn hình
    -
    Phần hiển thị LCD sẽ tái tạo lại ánh sáng cho các điểm ảnh, sau đó sắp
    xếp chúng lại theo chật tự ban đầu để tái tạo hình ảnh ban đầu.
    - Phần tạo ánh sáng nền sẽ tạo ra ánh sáng để chiếu sáng lớp hiển thị
Các thuật ngữ tiếng anh trên Monitor LCD
  1. LCD (Lyquied Crystal Display) Màn hình tinh thể lỏng
  2. TFT (Thin Film Transistor) Công nghệ transistor màng mỏng
  3. R (Red) – Tín hiệu hình ảnh mầu đỏ
  4. G (Green) – Tín hiệu hình ảnh mầu xanh lá cây
  5. B (Blue) – Tín hiệu hình ảnh mầu xanh lơ
  6. H.Sync  – Tín hiệu đồng bộ dòng (đồng bộ ngang)
  7. V.Sync – Tín hiệu đồng bộ mành  (đồng bộ dọc)
  8. Sync Processor – Mạch xử lý tín hiệu đồng bộ
  9. R – Digital  – Tín hiệu số mầu đỏ
  10. G – Digital – Tín hiệu số mầu xanh lá cây
  11. B – Digital – Tín hiệu số mầu xanh lơ
  12. Pixel Clock – Xung quét điểm ảnh
  13. Enable – Tín hiệu cho phép hoạt động
  14. ADC (Analog Digital Converter) Mạch chuyển đổi tín hiệu tương tự sang tín hiệu số
  15. SCALING – Phân chia tỷ lệ ảnh
  16. LVDS (Low Voltage Differential  Signal) – Tín hiệu vi phân điện áp thấp
  17. CCFL (Cold Cathode Fluorescence Lamp) – Đèn huỳnh quang Katốt lạnh
2 – Các khối trên vỉ máy thực tế
Màn hình Monitor LCD Acer chụp từ phía sau
Màn hình Monitor LCD Acer chụp từ phía sau
3 – Sơ đồ khối của Monitor LCD – AOC 786LS
Bạn đưa trỏ chuột vào sơ đồ để xem chú thích

4 – Sơ đồ khối của Monitor LCD ACER FP855

Bạn đưa trỏ chuột vào sơ đồ để xem chú thích


  • Sơ đồ khối của Monitor LCD ACER ở trên có nguyên lý tương tự như các máy khác, tuy nhiên
    khối xử lý tín hiệu Video  của máy này được chia thành ba phần nhỏ do ba IC đảm nhiệm .
    - A/D Converter - là IC  thực hiện chức năng đổi tín hiệu hình ảnh dạng tưng tự Analog sang
    dạng tín hiệu số Digital, sau khi đổi sang tín hiệu số, mỗi đường tín hiệu mầu R,G,B sẽ đổi thành
    8 đường tín hiệu số, như vậy tổng thể sẽ cho ra 24 đường tín hiệu ( gọi là 24 bits RGB )
    => Nếu khối nanỳ hỏng >> máy sẽ mất hình còn màn sáng mờ mờ hoặc bị sai mầu .
    - Sync Processor – Là IC xử lý tín hiệu đồng bộ, xử lý hai tín hiệu đồng bộ dòng H.Syn
    và đồng bộ mành V.Syn
    => Nếu khối này hỏng , máy có thể báo mất tín hiệu ” Cable No Connect ” hoặc hình ảnh bị trôi dọc .
    - Scaling IC – Là IC chia tỷ lệ, khối này sẽ xác định độ phân giải của màn hình thông qua hai tín hiệu
    H.Syn và V.Syn để từ đó xác lập số điểm ảnh ngang, dọc và xác lập dữ liệu mầu sẽ hiển thị cho mỗi
    điểm ảnh đó .
    Ba IC trên một số máy sẽ tích hợp làm một và gọi chung là IC xử lý tín hiệu Video .
5  – Sơ đồ khối của Monitor LCD ACER AL532
Bạn đưa trỏ chuột vào sơ đồ để xem chú thích

6 – Sơ đồ khối Monitor LCD – SAMSUNG 520TFT
Bạn đưa trỏ chuột vào sơ đồ để xem chú thích

7 – Sơ đồ khối Monitor LCD SAMSUNG CN17A
Bạn đưa trỏ chuột vào sơ đồ để xem chú thích

8 – Sơ đồ khối Monitor LCD SAMSUNG 770TFT
Bạn đưa trỏ chuột vào sơ đồ để xem chú thích

9 – Sơ đồ khối của Monitor LCD – IBM
Bạn đưa trỏ chuột vào sơ đồ để xem chú thích

Nguồn: hocnghe.com.vn
Cách làm chân chip bằng lưới đa năng này cực nhanh, tôi cũng vừa biết qua video này thôi.
Dường như laptop mới là chủ đề HOT trong khi nhiều người vẫn chưa rành sửa PC nhưng vẫn thích học sửa laptop. Bài viết này lấy ý tưởng từ bài viết “Làm gì khi máy tính không hình không tiếng” mà lqv77 tôi đã viết cách đây 4 năm. Coi như khai trương chủ đề Laptop.
Trường hợp 1: Máy tính hoàn toàn không hình không tiếng
Khi bạn cắm điện adapter, bật công tắc nguồn và không hề thấy bất cứ gì diễn ra. Máy laptop cứ im lìm một cách lì lợm. Không tiếng động, không đèn LED, quạt không quay, màn hình không sáng, không hình… nói chung là cái gì cũng không.
Làm gì trong trường hợp này?
Đừng nói là “bị cúp điện” nhé. Dây cắm điện có tiếp xúc tốt với ổ cắm không? Thử ổ cắm điện khác. Cục Adapter có OK không? Chắc cú thì lấy lấy đồng hồ đo cục Apdater. Coi áp ra có đủ không?
Coi như Adapter OK. Nếu Adapter hư thì thay Adapter khác. Yêu cầu đúng áp, còn dòng thì bằng hoặc lớn hơn càng tốt. Tháo pin laptop ra, chờ 1-2 phút thử lại (không gắn pin). Nếu vẫn im re thì chỉ có 2 khả năng: 1 jack cắm nguồn của laptop bị hư (bong chân, gãy…) tháo ra kiểm tra, nếu không thì tồi tệ rồi mainboard của laptop bị hư.
Trường hợp 2: Cắm điện, nghe có tiếng quạt quay, các led sáng nhưng màn hình thì không có gì.
dead-laptop-01
Hãy nhìn kỹ vào màn hình, nếu có xuất hiện chữ hay hình mà rất tối thì bạn đã bị hư “cao áp”. Tôi sẽ trình bày bài hư cao áp trong một bài viết khác.
connect-external-moniotor-021
Nếu vẫn không thấy hình thì phải dùng một màn hình ngoài để thử. Gắn cáp màn hình vào ngõ VGA của laptop, bấm tổ hợp phím để kích họat chức năng xuất ra màn hình ngoài:
  • HP: Fn và F4
  • Toshiba: Fn và F5
  • IBM: Fn và F7
Máy khác thì nhìn ký hiệu trên bàn phím hoặc xem manual nhé.
test-external-video-03
Phải chắc là màn hình ngoài đang OK nhé. Nếu có hình xuất hiện thì lỗi là do màn hình LCD của laptop. Sẽ có bài về kiểm tra hư hỏng và thay màn hình LCD cho laptop riêng.
Nếu vẫn không có hình ở màn hình ngoài.
replace-reseat-memory-04
Hãy nghĩ ngay đến RAM có vấn đề. Vệ sinh RAM, Khe cắm, cắm lại, chuyển thử qua khe khác… Hoặc thay một thanh RAM chắc chắn OK vào thử.
remove-hard-drive-dvd-drive-05
Vẫn không lên! Tháo tất cả những gì có thể bên ngòai ra: pin, ổ cứng, ổ DVD…
remove-laptop-components-07
Vẫn không lên! Tháo tiếp modem, card Wireless, bàn phím, thậm chí cáp màn hình LCD của laptop (mình đang test màn hình ngoài).
disconnect-display-06
Nếu vẫn không lên:
test-with-external-monitor-08
Tháo tiếp toàn bộ, chỉ chừa lại:
disassemble-laptop-09
  1. Mainboard (VGA thì hầu như onboard)
  2. CPU (kèm bộ giải nhiệt và quạt làm mát)
  3. RAM
  4. Nút công tắc Power
  5. Đầu cắm Adapter.
test-laptop-motherboard-10
Vẫn không có hình vậy thì 95% là mainboard đã bị hư. CPU thì cũng hư nhưng ít lắm. Muốn thì có thể tìm 1 CPU OK khác thử lại.
Nếu hư mainboard laptop thì cần phải có nhiều dụng cụ chuyên dụng mới sửa được. Như máy đóng chip, máy nạp ROM… tôi đã đề cập trong bài hướng dẫn sửa mainboard PC.
Hẹn các bài viết sau về laptop!
Lê Quang Vinh
Theo LaptopRepair101
Thao tác rất chuẩn xác và chuyên nghiệp. Video này ứng dụng cho chip SIO và chip LAN onboard.
Theo YouTube
Video thì khá rỏ, nhưng cách thao tác thì hợi tệ một chút. Trây chì cho cả đống vô rồi dùng dây rút chì làm sạch lại. Tuy nhiên, dành cho các bạn mới vào nghề tham khảo. Con IC rất giống mấy con xung clock (thấy trên mạch còn có vết chân thạch anh nữa). Nhưng quan trọng là cách thao tác. Tôi sẽ tìm video khác hay hơn.
Theo YouTube
Trước đây, khi máy khò nhiệt vẫn là thứ xa xỉ thì đây là cách mà dân điện tử vẫn thường dùng để xả các IC chân rết ra. Trong video, làm sạch mạch in bằng dây rút chì. Bài hướng dẫn này có thể ứng dụng với chip sound onboard.
Theo YouTube
gateway-mc7803u-laptop
gateway-mc7803u-laptop
gateway-mc7803u-laptop
Rất hiệu quả, nhưng nhớ tháo pin ra và sấy thật khô mới cắm nguồn nhé.
Lê Quang Vinh
Đây là một video do một bạn thành viên diễn đàn cung cấp:
http://lqv77.com/forum/index.php?showtopic=87&hl=
Tôi ké trên server sctt.vn vài ngày nếu chủ server không cho phép sẽ phải xóa, khi đó mọi người nên download về xem offline nhé.
Link download: http://azsharing.com/q9szzutude5m/get_video_2.flv.html
Bàn thảo của lqv77: Theo video này thời gian khò là tượng trưng, không nhanh vậy đâu. Chíp gắn vô là chip mới (có chân sẳn) hoặc đã làm chân sẳn. Việc lấy ra và đóng vô thì “hình như” ai làm cũng được. Gắp chíp ra, dùng dây rút chì vệ sinh thật sạch. Còn trét mỡ rồi úp chip vào cho dích mỡ thì “chiêu này” chủ yếu sau khi đóng vô khỏi vệ sinh mà con chip sẽ đẹp như “zin”. Còn bình thường trét lớp mỡ dưới main, để chip lên mỡ chảy từa lưa. XOng dùng acetol vệ sinh lại nói chung là mất thẩm mỹ.
Lê Quang Vinh
1. Chuẩn bị:
  • Chipset (xem hình – bài này minh họa là chip cầu NAM) đã tháo ra từ mainboard
  • Đế làm chân (xem hình – không có thì tự chế hay làm cách gì đó tùy)
  • Khuông lưới (xem hình – Đúng với chân của chip tương ứng)
  • Mỡ làm chân.
  • Chì bi (Kích thước bài viết này là 0.67mm)
  • Mỏ hàn (lưỡi dao thẳng – tôi xài cái này, cái khác thì tùy)
  • Máy khò nhiệt (không có thì đừng đọc tiếp)
  • Dây rút chì (quan trọng ko có rất khó, chừng 25k/ cuộn thôi)
  • Nước rửa mạch.




2. Làm sạch bụng chip:
  • Khi mới tháo chipset từ main ra, sẽ có vô số chân còn dính lại trên bụng của chipset. Dùng mỏ khò (gió 4-5, nhiệt 200-250) tay khò đều đồng thời dùng mỏ hàn gạt sạch chì.
  • Dùng dây hút chì kết hợp mò hàn chà thật sạch bụng chíp (sờ tay thấy láng min thì mới OK, nhám nhám là còn chì sẽ rất khó làm chân).
  • Dùng nước rửa mạch, rửa thật sạch.
3. Đính bi chì vào:
  • Quan trọng nhất đây: Cố định chipset vào chính giữa đế (không có đế thì chế sao đó tiện thì làm).
  • Trét 1 lớp mở làm chip vô bụng chipset (thật mỏng nhé, nhiều sẽ ân hận).
  • Đặt lưới sao cho các lỗ lưới nhìn xuống thất tất cả các chân là OK. Bi chì có kích thước 0.67mm, nên lưới cách mặt chipset từ 0.3mm đến 0.5mm là OK (cố mà chế đồ nghề nghé, 0.3mm – 0.5mm đó).
  • Đậy nắp đế lên (nắp có tác dụng giữ lưới khuông cố định và có rãnh để trút bi chì thừa ra ngoài).
  • Đổ bi chì vào: các bi chì sẽ tự động rơi xuống các lổ và vướng ở đó đồng thời do bụng chip đã trét mở nên bi chì sẽ bị dính tương ứng tại các vị trí có chân. Lúc này ta chỉ việc lắc khuông cho bi chì lấp đầy các lổ của lưới (không có tool thì bước này có mà xỉu).
  • Xong đổ các bi chì thừa ra (các bi chì sẽ lọt xuống lổ và vướng lại, bị kết dính tạm thời bằng mở, mỗi lỗ chỉ vừa 1 bi, nên các bi thừa ta dễ dàng trút ngược ra).
4. Cố định các bi chì vô bụng chipset:
  • Đè 2 càng của đế để chipset được rút xuống dưới (để lấy nắp và khuông lưới ra mà không động đến các bi chì). Lấy nắp và lưới khuông ra. Lúc này các bi chì đã đượng đính vào vị trí các chân trên bụng của chipset.
  • Dùng máy khò nhiệt (gió nhẹ chừng 2-3, nhiệt cao 500-600) tháo bỏ đầu chụp khò đều tay trên các bi chì đến khi chì xụp xuống dính vào vị trí các chân tương ứng là OK.
  • Xong, nói dài dòng, thao tác chính xác cộng với Tool đầy đủ là 10-15 phút là xong.
  • Dưới đây là hình ảnh “thành phẩm”, chip mới sẽ có chân sẳn như vậy đó giá bán trên trang Alibaba.com là 5$/con mua tối thiểu 50 con :)

Lê Quang Vinh
Copy thoải mái nhưng nhớ để nguồn lqv77.com dùm cái,
Nhất là cha nào bên 3c.com.vn copy xong để 2 chữ “sưu tầm” đáng ghét.
Nếu: Nguồn kiểm tra rời đã chạy OK, đo áp đầy đủ 5V, 12V, 3.3V… đều OK nhưng khi cắm vào main thì không boot hoặc lên rồi tắt. Đo áp khi cắm vô main thì thấy thiếu —> Nguồn bị sụt áp.
Phân tích nguyên nhân của hiện tượng trên.

Với hiện tượng trên quạt nguồn đã quay bình thường, chứng tỏ các mạch của nguồn đã hoạt động tốt, IC dao động tốt, mạch bảo không hoạt động nên không sảy ra quá dòng hay quá áp.
- Điện áp 300V DC đầu vào đã có, các linh kiện đầu vào như cầu chì, cầu đi ốt, trở nhiệt vẫn tốt
- Các đèn công suất không bị chập (kể cả nguồn cấp trước và nguồn chính)
- Nguồn cấp trước đã hoạt động tốt (vì đã có 5V STB)
- IC dao động của nguồn chính đã hoạt động và cho dao động ra điều khiển mạch công suất
- Khi chập chân P.ON xuống mass thấy nguồn có hoạt động, lệnh P.ON có tác dụng.
Nguyên nhân của hiện tượng trên là do những hư hỏng sau:
– Các tụ lọc nguồn chính bị hỏng làm cho điện áp đầu vào giảm xuống.
- Các điện trở đấu song song với các tụ lọc nguồn chính bị đứt làm cho điện áp điểm giữa các tụ bị lệch
- Có một đèn công suất không hoạt động do bị bong mối hàn hoặc đèn đứt CE
- Có một đèn đảo pha bị hỏng hoặc bị bong mối hàn
- IC dao động ra bị mất một vế, chỉ còn dao động ra ở một vế.
- Các tụ lọc đầu ra bị khô, bị phồng.
Các bước kiểm tra và sửa chữa.
* Bạn đo điện áp trên hai tụ lọc nguồn chính, mỗi tụ cần phải có đủ 150V
dodienap
Đo điện áp trên hai tụ lọc nguồn chính mỗi tụ phải có 150V
dut_rNếu điện áp trên hai tụ bị lệch nhưng tổng điện áp trên hai tụ vẫn đủ 300V là do bị đứt điện trở đấu song song với các tụ
Nếu tổng điện áp trên hai tụ nhỏ hơn 300V là các tụ bị hỏng
Chú ý – Các trường hợp hỏng tụ hoặc điện trở đấu song song với các tụ lọc nguồn làm cho điện áp điểm giữa các tụ bị lệch còn là nguyên nhân làm cho các đèn công suất của nguồn chính bị chập
* Kiểm tra và hàn lại các đèn công suất của nguồn chính

thao-cs
Nếu một đèn công suất không hoạt động, nguồn vẫn ra điện áp nhưng sẽ không hoạt động được khi có tải

* Kiểm tra chế độ điện áp của các đèn đảo pha, hai đèn đảo pha phải có các điện áp như nhau
dienap_stanby
Kiểm tra chế độ điện áp của các đèn đảo pha, hai đèn đảo pha phải có các điện áp như nhau, khi ở chế độ chờ thì các đèn có điện áp như sơ đồ trên
dienap-run
Kiểm tra chế độ điện áp của các đèn đảo pha, hai đèn đảo pha phải có các điện áp như nhau, khi ở chế độ đang hoạt động thì các đèn có điện áp như sơ đồ trên
* Chú ý – Nếu chế độ điện áp của hai đèn đảo pha khác nhau trong khi kiểm tra các đèn vẫn tốt là bị hỏng một vế của IC dao động, trường hợp này nguồn vẫn chạy nhưng không hoạt động được khi có tải.
tukho
Kiểm tra và thay thế các tụ lọc đầu ra có hiện tượng bị phồng, bị khô.
Nguồn: hocnghe.com.vn
Trong thực tế thì phần lớn card mạng (LAN card, NIC card) mạng đều được windows “thông minh” tự nhận biết và tự cài driver cho mình. Nhưng một số hãng do có “thù” với windows hoặc windows “chê” hãng quá bèo không thèm “chơi” hoặc card quá mới windows “không hiểu”.
Card on-board:
Đa số các main đều được tích hợp sẳn card mạng. Và có 2 loại card on-board.
Loại thứ nhất là sử dụng một chip chuyên dùng của các hãng sản xuất card mạng. Xem hình. Hình minh họa sử dụng chip RTL8100C. Ta có thể dùng driver của hãng sản xuất chip. Các dễ nhất là search bằng google.com với khóa “RTL8100C driver download
Click vào để phóng to
Click vào để phóng to
Loại thứ hai, ít thấy hơn do được tích hợp trong chipset và chỉ cần một “lớp vật lý” nhỏ ở ngoài dưới dạng một chip nhỏ hơn loại chip Mạng thông thường. Xem hình. Driver cho loại chip này thì phụ thuộc vào chipset chứ không phải của nhà sản xuất chip (ngoài một số trường hợp riêng).
click vào để phóng to
click vào để phóng to
Tóm lại, nếu bạn dùng card mạng on-board thì:
- Vào trang web của hãng sản xuất mainboard, xem phầm review sẽ biết card tên gì và tải driver từ  đó luôn. Nếu không biết mainboard hiệu gì thì xem lại bài viết liên quan.
- Bạn cũng có thể tự xem mainboard dùng chip Lan on-board gì rồi tìm driver theo tên chip như đã nói ở trên. Nếu trên main chỉ có chip “lớp vật lý” thì phải tìm driver theo chipset. Không biết chipset gì thì dùng Sandra hoặc Hwinfo.
- Bạn cũng có thể tra nhà sản xuất theo mã MAC (Media Access Control) thường dùng cho card LAN rời sẽ đề cập tiếp đây.
Card LAN rời:
Card rời thì chủ yếu vẫn tìm theo chip chính (chip lớn nhất trên Card). Các nhà sản xuất chip thì không có driver nhưng ta vẫn tìm đượcdriver theo tên chip như đã nói ở phần Card on-board.
Một cách khác là tìm hãng sản xuất card theo mà MAC. Trên lý thuyết thì mỗi card mạng sẽ có một mã địa chỉ MAC riêng. Để tìm hiểu sâu về MAC có lẽ cần tìm các tài liệu chuyên về Mạng. Ở đây tôi chỉ đề cập đến việc tìm hãng sản xuất theo mã này mà thôi.
Mã MAC này hay còn được gọi là “địa chỉ vật lý” của card Mạng. Nó gồm có 6 byte, 3 byte đầu để chỉ mã OUI (Organizationally Unique Identifier) hãng sản xuất còn 3 byte sau thì do nhà sản xuất tự đặt. Để thỏa lý thuyết mỗi card mạng sẽ có một mả MAC khác nhau thì một nhà sản xuất sẽ có nhiều hơn 1 mả OUI. Xem hình.
oui-mac
Tóm lại nếu biết mã OUI từ địa chỉ MAC thì ta có thể tra ra hãng sản xuất card mạng.
Trên windows thì xem địa chỉ MAC này bằng cách: Vào Start \ Control Panel \ Network Connections \ đúp chuột vào biểu tượng kết nối mạng. Như hình.
network-detailsDòng đầu tiên chính là 6 byte địa chỉ MAC, chỉ cần 3 byte đầu là mã OUI. Kế đó vào trang cơ sở dữ  liệu IEEE để tra:
http://standards.ieee.org/regauth/oui/index.shtml
Tại trang này nhập 3 byte đầu vào khung tìm kiếm: Search the public OUI listing . . .  rồi nhấn [Search!]
Ví dụ bài này 00-17-31 sẽ cho kết quả là ASUS, card mạng là card on-board trên main của ASUS. Một ví dụ khác: 00-02-2A kết quả là Asound Electronic một hãng “không tên tuổi” của CHINA. :)
Vấn đề còn lại là vô trang web của họ mà tìm thông tin và download driver nhé.
Lê Quang Vinh
Theo HardwareSecrets
Đây là cách đơn giản và tiện lợi để người sử dụng có thể sao chép, trao đổi file trực tiếp mà không cần đến ổ lưu trữ trung gian.
Trước hết, cần lưu ý là có khá nhiều loại cáp USB trên thị trường. Loại có thể dùng để kết nối trực tiếp hai máy tính phải có một mạch điện nhỏ ở giữa đoạn dây, còn hai đầu vẫn là cổng giao tiếp USB thông thường tương thích với case.
Cáp USB dùng để kết nối hai máy tính có một mạch điện ở giữa.
Tốc độ của cáp có thể là bản 1.1 (12 megabit/giây) hoặc 2.0 (480 megabit/giây), tuỳ theo máy tính bạn có thể mua cho phù hợp. Tuy nhiên, hầu hết thiết bị hiện nay đều dùng chuẩn USB 2.0. (Do mạng Ethernet hiện mới đạt 100 megabit/giây nên kết nối bằng cáp này nhanh hơn đến 5 lần).
Cài đặt
Cáp USB kết nối hai máy tính có thể hoạt động theo 2 chế độ: kết nối (link mode) và nối mạng (network mode).
Trong link mode, người dùng chỉ đơn giản là chọn file từ nguồn và sao sang máy tính đích. Nếu chỉ có nhu cầu này, đây là cách dễ dàng và nhanh chóng nhẩt.
Trong network mode, bạn sẽ tạo một mạng nhỏ giữa hai máy tính. Sau khi tạo mạng này, người sử dụng sẽ làm được nhiều việc hơn như chia sẻ các folder, máy in, máy scan, truy cập Internet…
Quá trình cài đặt cáp sẽ phụ thuộc vào nhà sản xuất. Trước hết, cài trình điều khiển đi kèm với cáp khi mua được chứa trong CD, trên cả hai máy tính (lúc này chưa được cắm cáp). Nếu từng cài trình điều khiển cho cáp nối với máy tính, bạn nên gỡ rồi cài đặt lại.
Chọn chế độ cho cáp USB.
Một số nhà sản xuất đưa ra hai loại file cài đặt, một cho link mode, một cho network mode; một số cấp file cài đặt cho cả hai chế độ. Bạn sẽ chọn một chế độ cần dùng để cài đặt.
Sau đó, cắm cáp vào máy tính. Windows sẽ nhận biết được thiết bị vì bạn đã cài trình điều khiển. Lặp lại quá trình này với máy tính thứ 2.
Thay đổi chế độ cho cáp USB.
Nếu có ý thay đổi chế độ, bạn hãy chạy chương trình cài đặt trình điều khiển cho chế độ khác. Chú ý trong quá trình này, không được cắm cáp vào máy tính.
Sau khi thay đổi chế độ, cắm lại cáp, Windows sẽ tự động nhận ra.
Link mode
Sau khi cắm cáp xong, bạn nên kiểm tra lại xem cáp đã được cài đặt đúng chưa. Vào My Computer > Properties > Hardware > Device Manager. Nếu cài đúng, thiết bị này phải xuất hiện trong danh sách Universal Serial Bus controllers. Tuỳ theo từng nhà sản xuất, tên thiết bị có thể khác nhau. Trong ví dụ này, cáp mang tên Hi-Speed USB Bridge Cable.
Kiểm tra thiết bị vừa cài đặt trong Device Manager.
Để truyền tải file, hãy mở chương trình truyền tải đi kèm với trình điều khiển, trong ví dụ này là PClinq2, trên cả hai máy tính.
Cửa sổ bên trái là máy tính nguồn, bên phải là máy tính đích. Hãy chọn folder/file cần di chuyển bằng cách kéo thả rất dễ dàng.
Network Mode
Kiểm tra thiết bị trong chế độ nối mạng.
Sau khi cắm cáp, kiểm tra lại trong Device Manager như ở link mode.
Sau đó, cấu hình cho cả hai máy tính để dùng cáp USB làm adapter mạng.
Ở máy tính thứ nhất (có kết nối Internet). Trên máy này, mở Network Connections. Bạn sẽ thấy danh sách các adapter mạng trong máy tính. Trong bài này, Local Area Connection là adapter mạng kết nối PC với Internet (tới router/modem) và Local Area Connection 2 chính là cáp USB.
Bấm chuột phải vào card mạng kết nối PC với Internet (trường hợp này là Local Area Connection), chọn Properties > thẻ Advanced.
Cho phép chia sẻ kết nối giữa hai máy tính.
Ở đó, đánh dấu vào ô Allow other network users to connect through this computer’s Internet connection. Tuỳ vào phiên bản Windows XP, sẽ có một menu xổ xuống có tên Home networking connection, nơi bạn có thể chọn kết nối cáp USB (trường hợp này là Local Area Connection 2).
Sau khi cấu hình xong, khởi động lại máy tính.
Lúc này, bạn có thể chia sẻ máy in, máy scan, truy cập Internet…
Nếu máy tính thứ hai không truy cập được Internet, hãy kiểm tra cáp USB có được cấu hình để nhận địa chỉ IP tự động không. Vào Start > Settings, Network Connections > bấm chuột phải vào kết nối cáp Local Area Connection 2 > chọn Properties > nhấn đúp vào Internet Protocol (TCP/IP) trong cửa sổ bật ra. Cả hai lựa chọn trên màn hình đều để ở chế độ tự động Automatically. Hai máy tính đều cấu hình theo cách này.
vnexpress (theo Hardwaresecrets)
Link gốc của Hardwaresecrets ở đây:
Bàn thảo của lqv77: Thấy bài này hay hay định dịch thì thấy có người dịch rồi nên copy luôn cho lẹ. :)
Kiểm tra xem bộ nguồn có hoạt động hay không ?
  • Chập chân lệnh P.ON xuống Mass (dùng sợi thiếc đấu dây mầu xanh lá cây vào một dây mầu đen)
  • Cấp điện cho bộ nguồn và quan sát quạt
  • Nếu quạt quay tít là nguồn đã hoạt động tốt
  • Trường hợp sau đây là nguồn đã hoạt động
    Khi cắm điện và chập chân P.ON xuống Mass thấy quạt quay tít chứng tỏ nguồn hoạt động tốt
  • Trường hợp sau đây là nguồn bị chập các đi ốt chỉnh lưu điện áp ra, quạt nguồn chỉ hơi lắc lư khi cấp điện và chập chân P.ON xuống mass
    Khi cắm điện và chập chân P.ON xuống Mass thấy quạt hơi lắc lư là do nguồn bị chập phụ tải
  • Trường hợp sau đây là nguồn bị mất hồi tiếp nên điện áp ra tăng cao, mạch bảo vệ hoạt động và ngắt điện áp ra ngay khi nó mới hoạt động.
    Khi cắm điện và chập chân P.ON xuống Mass thấy quạt nguồn quay vài vòng rồi tắt đây là hiện tượng nguồn bị hỏng mạch hồi tiếp ổn định điện áp ra
Nguồn: hocnghe.com.vn
Đo kiểm tra điện áp trên các tụ lọc nguồn (có cắm điện)
  • Mỗi khi sửa chữa bộ nguồn bị chết các đèn công suất hoặc nguồn không hoạt động khi có phụ tải thì bạn có biết rằng, thủ phạm chính lại do các tụ lọc nguồn hoặc do các điện trở nhỏ xíu đấu song song với các tụ này gây ra ?
    dut_r Nếu như đứt một trong các điện trở đấu song song với các tụ lọc thì điện áp điểm giữa các tụ sẽ bị lệch và kết quả là nguồn của bạn sẽ bị chết các đèn công suất của nguồn chính liên tục ?!
    hong-tu
    Nếu hỏng các tụ lọc nguồn thì cũng gây ra nhiều bệnh như
    - Nguồn không chạy được khi có tải
    - Là nguyên nhân gây hỏng đèn công suất nếu điện áp trên hai tụ bị lệch
    Vì những lý do trên nên bạn cần kiểm tra điện áp trên hai tụ
  • Điện áp trên hai tụ phải luôn luôn bằng nhau và bằng 150V trên mỗi tụ, cách kiểm tra như sau.
  • Cấp điện cho bộ nguồn
  • Chỉnh đồng hồ ở thang 250V DC
  • Đo que đỏ vào cực dương, que đen vào cực âm trên các tụ lọc
    - Nếu điện áp trên hai tụ bằng nhau và bằng 150V trên mỗi tụ là mạch bình thường, tụ lọc và điện trở vẫn tốt.
  • Trường hợp sau cho thấy điện áp trên hai tụ bình thường, mỗi tụ có điện áp = 150V
    Trường hợp trên đo thấy mỗi tụ có 150V => vì vậy tụ lọc và điện trở vẫn tốt
  • Trường hợp sau cho thấy điện áp trên hai tụ bị lệch, trên tụ C1 thấy có 200V và tụ C2 thấy có 100V
    - Tuy nhiên tổng điện áp trên hai tụ vần đủ 300V
    - Trường hợp này thường do các điện trở song song với các tụ bị đứt hoặc tăng trị số.
    Trường hợp trên đo thấy điện áp trên hai tụ bị lệch, tụ C1 có 200V, tụ C2 có 100V
  • Trường hợp sau cho thấy điện áp trên hai tụ bị lệch, trên tụ C1 thấy có 150V và tụ C2 thấy có 100V
    - Tổng điện áp trên hai tụ chỉ còn 250V
    - Trường hợp này thường do các tụ điện bị khô, giảm điện dung nên điện áp trên hai tụ bị lệch và tổng điện áp trên hai tụ giảm < 300V
    - Nếu cả hai tụ bị hỏng hẳn thì tổng điện áp trên hai tụ giảm xuống chỉ còn 220V bằng điện áp AC
    Trường hợp trên đo thấy điện áp trên hai tụ bị lệch, tụ C1 có 150V, tụ C2 có 100V
Nguồn: hocnghe.com.vn
Đo kiểm tra các transistor (đèn) công suất (không cắm điện)
  • Để đo các đèn công suất trên mạch, bạn chỉnh đồng hồ về thang X 1Ω
  • Xác định đúng vị trí các chân BCE của đèn
  • Đặt que đỏ của đồng hồ vào chân E, que đen lần lượt vào chân B và chân C
  • Nếu trở kháng giữa B và E có khoảng 10Ω và trở kháng giữa C và E là vô cực thì suy ra đèn bình thườngPhép đo ở trên cho thấy đèn công suất vẫn bình thường Chú ý
    - Nếu đèn công suất của nguồn cấp trước là BCE thì bạn đo tương tự như trên
    - Nếu là đèn DSG thì trở kháng từ G sang S là vô cực và từ D sang S cũng là vô cực
    (trở kháng vô cực là khi đo như trên – không thấy lên kim)
    _______________________________________________________________________
    Phép đo sau đây cho thấy đèn công suất bị chập BE và chập CE
  • Khi đo giữa B và E thấy kim lên bằng 0Ω => suy ra đèn bị chập BE
  • Khi đo giữa C và E thấy kim lên bằng 0Ω => suy ra đèn bị chập CE
    Phép đo ở trên cho thấy đèn công suất bị chập BE và chập CE
Nguồn: hocnghe.com.vn
Đo kiểm tra tụ hoá lọc nguồn (tháo tụ ra ngoài)
  • Tháo tụ lọc cần kiểm tra ra ngoài
  • Chuẩn bị một tụ lọc tốt (hoặc tụ mới)  có điện dung tương đương
  • Chỉnh đồng hồ ở thang X 10 Ω
  • Đo vào hai đầu tụ lọc và đảo chiều que đo, quan sát mức độ phóng nạp của kim đồng hồ
  • Nếu độ phóng nạp của tụ cũ bằng với tụ mới thì tụ cũ còn tốt
  • Nếu độ phóng nạp yếu hơn tụ mới thì tụ cũ (cần kiểm tra) bị kém Đo kiểm tra tụ điện bằng cách đo độ phóng nạp rồi so sánh với một tụ tốt
  • Điện dung của tụ càng cao thì độ phóng nạp càng mạnh
  • Hai tụ có cùng điện dung mà độ phóng nạp khác nhau thì tụ nào phóng nạp mạnh hơn thì tụ đó tốt hơn.
Nguồn: hocnghe.com.vn
Đo kiểm tra cầu Đi ốt chỉnh lưu (không cắm điện)
  • Chỉnh đồng hồ ở thang X 1 Ω
  • Đo vào hai đầu các đi ốt, đảo chiều que đo- Nếu đo thấy một chiều lên kim, đảo chiều que đo thấy không lên kim => là đi ốt tốt
    - Nếu cả hai chiều đo kim lên hết thang đo (=0Ω ) là đi ốt bị chập
    - Nếu cả hai chiều đo không lên kim => là đi ốt bị đứt
Đo kiểm tra các đi ốt trong cấu đi ốt chỉnh lưu
Kết quả đo ở trên cho thấy.
- Đi ốt D1 bình thường
- Đi ốt D2 bị chập
- Đi ốt D3 bị đứt
Nguồn: hocnghe.com.vn
Phân tích nguyên nhân.
Vì điện áp cấp trước vẫn có 5V nên ta suy ra.
  • Điện áp đầu vào 300V DC vẫn có, các linh kiện đầu vào tốt
  • Nguồn cấp trước đã hoạt động tốt
  • Các đèn công suất của nguồn chính không bị chập
Vì vậy hiện tượng hư hỏng ở trên là do những nguyên nhân sau đây.
  • Mạch bảo vệ của nguồn chính bị hỏng hoặc hỏng IC bảo vệ (không
    đưa được lệnh P.ON đến chân IC dao động)
  • Một trong các đèn khuếch đại đảo pha bị chập CE
  • IC dao động của nguồn chính bị hỏng
  • Một hoặc cả hai đèn công suất bị bong mối hàn
mach_daodong
Phương pháp kiểm tra & sửa chữa
* Kiểm tra xem các đèn công suất có bị bong mối hàn không ?
2den_cs
* Dò ngược từ chân biến áp đảo pha về phía IC dao động để tìm hai đèn khuếch đại đảo pha, kiểm tra các đèn đảo pha nếu bị chập CE thì bạn thay đèn mới, nếu đèn tốt thì kiểm tra tiếp IC dao động như sau:
Nếu IC dao động hoạt động tốt thì sẽ cho ra các chế độ điện áp như sau:
dienap_stanby Điện áp của các đèn đảo pha khi nguồn ở chế độ chờ (khi lệnh P.ON có mức cao)
dienap-run Điện áp của các đèn đảo pha khi nguồn ở chế độ hoạt động (khi lệnh P.ON có mức thấp = 0V)
icdaodong
Các bước sửa chữa cụ thể
1) Tạm thời đấu chập chân B và E của hai đèn công suất lại (để khoá không cho hai đèn hoạt động)
(Lưu ý – khi ép cho IC dao động hoạt động, khi đó mạch bảo vệ mất tác dụng, vì vậy khoá hai đèn công suất là để tránh trường hợp nguồn bị chập tải sẽ chết đèn công suất)
chapchanbe
Hàn chập chân B vào chân E của hai đèn công suất để khoá lại khi ép cho IC dao động chạy
Đấu chập chân (4) của IC dao động xuống mass để ép cho IC dao động, sau đo kiểm tra các chế độ điện áp rồi đối chiếu với sơ đồ dưới đây.

  • Chân 8 và chân 11 của IC – TL494 phải có 2,2V
  • Chân C hai đèn đảo pha có khoảng 2,2V
  • Chân E hai đèn đảo pha có khoảng 1,6V

=> Nếu các giá trị điện áp đúng như trên thì IC vẫn hoạt động, nếu các
chế độ điện áp bị sai đi là IC dao động bị hỏng


khoa-den-cs
  • Tạm thời đấu chập chân B và E của hai đèn công suất lại (để khoá không cho hai đèn hoạt động)
  • Đấu chập chân số (4) của IC dao động TL494 xuống mass (để ép cho IC hoạt động)
  • Đo điện áp ở xung quanh các đèn đảo pha phải có giá trị như trên là IC tốt, ngược lại là IC dao động hỏng
hai-ic
  • Thay IC dao động (nếu các chế độ điện áp bị sai với sơ đồ trên)
  • Thay IC bảo vệ (nếu điện áp đầu ra của IC dao động vẫn bình thường)
Một số câu hỏi thường gặp
Câu hỏi 1 – Khi nguồn ở chế độ chờ Stanby vì sao hai đèn đảo pha vẫn có điện áp đưa vào chân B
Trả lời: Các nguồn ATX hiện nay đều được thiết kế theo nguyên tắc – khi ở chế độ Stanby, IC dao động đưa ra điện áp một chiều khiến cho các đèn đảo pha dẫn bão hoà (có dòng khoảng 6mA đi qua đèn) lúc này dòng điện đi qua hai cuộn dây sơ cấp của biến áp có pha ngược nhau nên từ trường bị triệt tiêu, vì vậy điện áp đưa tới chân B các đèn công suất bằng 0V.
Câu hỏi 2: Vì sao phải chập chân B vào chân E để khoá các đèn công suất khi chập chân số (4) của IC dao động xuống mass
Trả lời:
- Khi chập chân (4) của IC dao động xuống mass, IC sẽ cho ra dao động kể cả khi nguồn có sự cố như quá dòng hay quá áp, vì vậy nếu ta không khoá hai đèn công suất thì có thể làm cho các đèn công suất bị hỏng nếu bên thứ cấp bị chập.
- Trường hợp bạn đã kiểm tra kỹ các đi ốt chỉnh lưu đầu ra mà không bị chập, bạn có thể để nguyên cho đèn công suất hoạt động, nếu khi chập chân (4) của IC dao động xuống mass mà nguồn chính hoạt động và cho điện áp ra bình thường thì bạn suy ra => mạch bảo vệ có sự cố, vì vậy không đưa được lệnh P.ON tới chân IC dao động.

Câu hỏi 3: Nếu một trong hai đèn khuếch đại đảo pha bị chập CE thì nguồn chính có hoạt động không ?

Trả lời: Nếu một trong hai đèn khuếch đại đảo pha bị chập CE thì nguồn chính không hoạt động được, khi đó quạt nguồn không quay, điện áp ra bằng 0

Câu hỏi 4: Nếu một đèn khuếch đại đảo pha bị bong mối hàn hoặc không hoạt động thì nguồn chính có hoạt động không ?

Trả lời: Ở trường hợp này vẫn có một đèn khuếch đại đảo pha hoạt động, vì vậy vẫn có một đèn công suất hoạt động nên điện áp ra vẫn có, tuy nhiên nguồn sẽ bị sụt áp khi có tải tiêu thụ.

Câu hỏi 5: Hướng dẫn cách kiểm tra IC dao động TL494

Trả lời: Để kiểm tra IC dao động TL494 bạn cần kiểm tra các thông tin sau đây:
- Điện áp cung cấp vào chân (12) phải có từ 10 đến 12V, nếu điện áp này thấp hơn thì có thể IC bị chập hoặc nguồn Stanby ra thiếu điện áp.
- Khi có điện áp vào chân (12) thì IC phải cho ra điện áp Vref = 5V ở chân (14), nếu không có điện áp này thì IC bị hỏng.
- Khi ta đấu lệnh P.ON (dây mầu xanh lá cây) xuống mass thì chân (4) của IC – TL494 phải có điện áp bằng 0 để kích hoạt cho dao động ra, nếu chân (4) có điện áp > 0 thì do hỏng mạch bảo vệ phí trước hoặc hỏng IC – LM339
- Ta có thể đấu chập chân (4) xuống mass để ép cho IC dao động hoạt động, khi đấu chập chân (4) xuống mass nếu không khoá các đèn công suất thì bạn cần kiểm tra kỹ các đi ốt chỉnh lưu điện áp ra.
* Sau khi có đủ các điều kiện như:
  • Có 12V ở chân (12)
  • Có 5V ở chân (14)
  • Có 0V ở chân (4)
- Thì IC sẽ có dao động ra, để kiểm tra dao động này bạn hãy kiểm tra chế độ điện áp của các đèn đảo pha
- Nếu cả hai đèn đảo pha có điện áp như sau:
  • Đo tại chân B đèn (tức chân 8 hoặc chân 11 của IC có khoảng 2,2V DC
  • Đo tại chân E đèn có khoảng 1,6V DC
  • Đo tại chân C của đèn có khoảng 2,2V DC
=> Thì suy ra là IC dao động đã cho tín hiệu dao động ra bình thường
Nếu chế độ điện áp của một hoặc cả hai đèn đảo pha ra bị sai so với điện áp trên là IC dao động bị hỏng.

Câu hỏi 6: Ta có thể đo được điện áp dao động tại chân đèn công suất không, nếu các đèn công suất không hoạt động thì dao động này có duy trì không?

Trả lời:
- Nếu có dao động ra điều khiển chân B đèn công suất mà các đèn này không hoạt động (ví dụ đèn hỏng hoặc ta tháo hai đèn công suất ra ngoài) thì dao động này chỉ tồn tại 1- 2 giây rồi tắt, nguyên nhân là do khi không thấy có điện áp ra => mạch bảo vệ sẽ hoạt động và ngắt dao động.
- Để dao động này duy trì khi đèn công suất không hoạt động (hoặc khi bạn tháo hai đèn công suất của nguồn chính ra ngoài) thì ta phải đấu chân (4) của IC dao động TL494 xuống mass
- Dao động đo được giữa B và E của các đèn công suất (khi đã tháo các đèn công suất ra ngoài và đã chập chân 4 của IC dao động TL494 xuống mass) là
khoảng 0,2V, thực tế thì biên độ dao động này cao hơn nhưng khi ta đo bằng đồng hồ thông thường thì chúng báo không chính xác do dao động này có tần
số rất cao khoảng vài chục KHz
do-cs
Nguồn: hocnghe.com.vn
Phân tích nguyên nhân.
Mất điện áp 5V STB là do nguồn cấp trước không hoạt động, có thể do các nguyên nhân sau đây.
* Mất điện áp 300V DC bên sơ cấp
- Khi nguồn bị các sự cố như chập đèn công suất, chập các đi ốt chỉnh lưu sẽ gây nổ cầu chì và mất điện áp 300V DC
machdauvao
Nếu chập các đi ốt trong cầu đi ốt chỉnh lưu sẽ dẫn đến nổ cầu chì hoặc đứt
điện trở nhiệt, làm mất điện áp 300V DC

haidencongsuat
Nếu chập các đèn công suất của nguồn chính sẽ gây nổ cầu chì, đứt điện trở nhiệt và kéo theo gây chập các đi ốt chỉnh lưu, mất điện áp 300V DC
* Nguồn cấp trước không dao động.
- Nguồn cấp trước sẽ bị mất dao động khi bị các sự cố như đứt điện trở mồi, bong mối hàn đèn công suất và các điện trở, tụ điện hồi tiếp để tạo dao động.
mach_stanby
- Nếu đứt điện trở mồi hoặc bong chân R, C hồi tiếp thì nguồn cấp trước sẽ mất dao động, mất điện áp ra
- Nếu bong chân đèn công suất thì mạch cũng mất dao động và mất điện áp ra
- Nếu chập đèn công suất thì sẽ nổ cầu chì, đứt điện trở nhiệt và có thể làm chập các đi ốt chỉnh lưu điện áp AC 220V
- Nếu chập hoặc đứt các đi ốt chỉnh lưu điện áp ra cũng làm mất điện áp 5V STB


Xem lại bài học liên quan đến quan đến bệnh này

  • Bước 3 – Tháo vỉ máy ra và kiểm tra
    Bạn cần kiểm tra tất cả các linh kiện được chú thích như hình dưới đây.
    - Kiểm tra cầu chì xem có bị đứt không ?
    - Kiểm tra điện trở nhiệt (có điện trở khoảng 4,7Ω ) xem có bị đứt không ?
    - Kiểm tra các đi ốt chỉnh lưu xem có bị đứt hay bị chập không ?
    - Kiểm tra các đèn công suất xem có bị chập không ?
    - Kiểm tra hai con đi ốt chỉnh lưu đầu ra xem có bị chập hay đứt không ? vimay_chup
    Cần kiểm tra các linh kiện được chú thích như hình trên.
  • Các trường hợp hư hỏng và phương pháp sửa chữa
  • Trường hợp 1
    - Không phát hiện thấy các linh kiện trên bị chập hay đứt
  • – Cấp điện vào đo vẫn thấy có điện áp 300V (hoặc đo trên các tụ lọc vẫn thấy có 150V trên mỗi tụ)Sửa chữa
    * Nếu vẫn có điện áp 300V DC đầu vào nghĩa là các đèn công suất không bị chập, cầu chì và các đi ốt vẫn tốt.
    * Mất điện áp ra là do nguồn bị mất dao động, vì vậy bạn cần kiểm tra kỹ các linh kiện sau: - Kiểm tra kỹ điện trở mồi, trường hợp này đa số là do hỏng điện trở mồi. (chú ý – điện trở mồi phải thay đúng trị số hoặc cao hơn một chút)
    rmoi1
    rmoi2
    Điện trở mồi được đấu từ điện áp 300V đến chân B hoặc chân G đèn công suất
    - Hàn lại đèn công suất, điện trở và tụ hồi tiếp
    - Đo kiểm tra hai đi ốt chỉnh lưu đầu ra, nếu thấy chập thì bạn thay đi
    ốt mới (chú ý – đây là đi ốt cao tần)
    do_5v_stb-2
    Sau khi sửa xong, bạn cấp điện cho bộ nguồn và đo điện áp trên sợi dây mầu tím nếu có điện áp 5V thì nguồn Stanby mà bạn sửa đã hoạt động tốt.
    _______________________________________________________________________________________
    Trường hợp 2
    - Phát hiện thấy đứt cầu chì, chập một hoặc nhiều đi ốt, thậm chí đứt cả điện trở nhiệt.
    - Đo đèn công suất của nguồn cấp trước thấy bị chập CE hoặc chập DS, hai đèn công suất của nguồn chính vẫn tốt.
    dokiemtra1
    Các bước sửa chữa
    * Tháo đèn công suất đang bị chập ra ngoài và chỉ thay đèn mới vào sau khi đã sửa xong mạch đầu vào và đã có điện áp 300V DC.
    thao-cs1
    Tháo đèn công suất đang bị chập ra ngoài
    * Thay các đi ốt bị chập hoặ bị đứt
    * Thay điện trở nhiệt (nếu đứt), nếu không có ta có thể thay bằng điện trở sứ 4,7Ω /10W
    * Thay cầu chì (lưu ý cần thay cầu chì chịu được 4 Ampe trở lên)
    thay_f-d
    Thay thế cầu chì, điện trở nhiệt và các đi ốt chỉnh lưu bị hỏng
    => Sau đó cấp điện cho bộ nguồn, đo điện áp trên hai tụ lọc nguồn chính xem có điện áp chưa và có cân bằng không ?
    dodienap
    - Đo điện áp trên hai tụ lọc phải có điện áp 150V và điện áp trên hai tụ phải bằng nhau.
    - Trường hợp đo thấy điện áp trên hai tụ bị lệch, bạn cần phải thay hai con điện trở đấu song song với hai tụ này.
    - Nếu điện áp trên hai tụ điện vẫn bị lệch thì bạn cần phải thay hai tụ điện mới.
    - Nếu điện áp trên hai tụ này bị lệch thì nguồn cho dòng yếu và hay bị chết các đèn công suất của nguồn chính.
    * Kiểm tra kỹ các linh kiện xung quanh đèn công suất xem có bị hỏng không ?
    densuasai
    - Khi đèn công suất bị chập thường kéo theo các linh kiện khác bám vào chân B và chân E của đèn công suất bị hỏng theo.
    - Cần kiểm tra kỹ các điện trở bám vào chân E và các đi ốt, Transistor bám vào chân B
    => Các linh kiện xung quanh nếu thấy hỏng ta cần thay thế ngay.
    * Bước sau cùng là lắp đèn công suất vào vị trí
    Lưu ý :
    - Khi thay đèn công suất bạn cần chú ý, có hai loại đèn được sử dụng trong nguồn cấp trước là đèn BCE (đèn thường) và đèn DSG (Mosfet)
    - Nếu bạn thay nhầm hai loại đèn trên thì nó sẽ bị hỏng hoặc không hoạt động
    - Bạn có thể thay một đèn công suất tương đương (nếu không có đèn đúng số)
    - Đèn tương đương là đèn có cùng chủng loại BCE hay DSG và được lấy từ vị trí tương đương trên một bộ nguồn khác, hoặc bạn có thể tra cứu các
    thông số: U max – điện áp cực đại, I max – dòng cực đại, và P max
    – công suất cực đại, các thông số trên nếu chúng tương đương là thay
    được.

    Địa chỉ tra cứu đèn Mosfet ở đây
    * Cấp điện cho bộ nguồn và đo điện áp 5V STB trên dây mầu tím
    do_5v_stb-2
    Sau khi sửa xong, bạn cấp điện cho bộ nguồn và đo điện áp trên sợi dây mầu tím nếu có điện áp 5V thì nguồn Stanby mà bạn sửa đã hoạt động tốt.
    ________________________________________________________________________________________
    Trường hợp 3
    - Phát hiện thấy đứt cầu chì, chập một hoặc nhiều đi ốt, đứt điện trở nhiệt.
    - Đo đèn công suất của nguồn cấp trước thấy bình thường nhưng hai đèn công suất của nguồn chính bị chập CE
    Các bước sửa chữa
    * Tháo hai đèn công suất của nguồn chính đang bị chập ra ngoài
    thao-cs
    Tháo hai đèn công suất ra ngoài
    * Sau đó bạn thay thế cầu chì, điện trở nhiệt và các đi ốt bị hỏng.
    thay_f-d
    Thay thế cầu chì, điện trở nhiệt và các đi ốt bị hỏng
    => Sau đó cấp điện cho bộ nguồn, đo điện áp trên hai tụ lọc nguồn chính xem có điện áp chưa và có cân bằng không ?
    dodienap
    - Đo điện áp trên hai tụ lọc phải có điện áp 150V và điện áp trên hai tụ phải bằng nhau.
    - Trường hợp đo thấy điện áp trên hai tụ bị lệch, bạn cần phải thay hai con điện trở đấu song song với hai tụ này.
    - Nếu điện áp trên hai tụ điện vẫn bị lệch thì bạn cần phải thay hai tụ điện mới.
    - Nếu điện áp trên hai tụ này bị lệch thì nguồn cho dòng yếu và hay bị chết các đèn công suất của nguồn chính.
    * Đo kiểm tra điện áp 5V STB trên dây mầu tím
    do_5v_stb-2
    Sau khi sửa xong, bạn cấp điện cho bộ nguồn và đo điện áp trên sợi dây mầu tím
    nếu có điện áp 5V thì nguồn Stanby mà bạn sửa đã hoạt động tốt.

    * Bước sau cùng là bạn thay hai đèn công suất mới cho nguồn chính.
    - Bạn có thể thay các đèn công suất tương đương (nếu không có đèn đúng số)
    - Đèn tương đương là đèn có cùng chủng loại BCE được lấy từ vị trí tương đương trên một bộ nguồn khác, hoặc bạn có thể tra cứu các thông số: U
    max – điện áp cực đại, I max – dòng cực đại, và P max – công suất cực đại, các thông số trên nếu chúng tương đương là thay được.

    Địa chỉ tra cứu đèn Mosfet ở đây
    Ở trường hợp 3 này – nguyên nhân chập hai đèn công suất thường do điện áp trên hai tụ lọc nguồn chính bị lệch, vì vậy khi kiểm tra thấy các
    đèn công suất của nguồn chính bị chập, bạn cần kiểm tra kỹ hai tụ lọc nguồn và hai điện trở đấu song song với chúng, sau khi thay thế các tụ
    và điện trở này, điện áp đo được trên hai tụ phải bằng nhau và bằng 150V


    Ví dụ – Nếu đứt R3 ở trên thì điện áp trên hai tụ sẽ lệch nhau, trên tụ C1 chỉ có 100V trong khi tụ C2
    có 200V, trường hợp này khi chạy sẽ gây hỏng các đèn công suất của nguồn chính sau ít phút hoạt động
    Khi các tụ lọc này bị khô cũng gây ra cho điện áp ở điểm giữa bị lệch, vì vậy bạn cần kiểm tra kỹ các tụ lọc nếu điện áp trên hai tụ này lệch nhau
    Nguồn: hocnghe.com.vn
  • Tổng quan về màn hình LCD
    official
    Nhiều bạn hỏi tôi, tại sao không có bài viết về “LCD và các hư hỏng thường” gặp như loạt bài viết về các thiết bị phần cứng mà tôi từng viết như Monitor CRT, Mainboard, bộ nguồn ATX, mouse…
    Vì thật ra, LCD không như các thiết bị khác, các “hư hỏng thường gặp” chỉ có thể xử lý bởi “thợ” hoặc “vọc sỹ loại pro” mà thôi. Bài viết này tôi viết theo yêu cầu của các bạn đang “ngâm cứu” về “kỹ thuật phần cứng” chính xác hơn là “vọc sỹ Pro” mà tôi vừa nêu trên.
    Yêu cầu các “vọc sỹ” muốn nắm bắt mảng LCD này thì phải qua các “chiêu” sau:
    Về cấu tạo:
    LCD được chia làm 6 phần chính
    1. Bo nguồn (Power Supply Circuit)
    powersupplyboard
    Đúng với tên gọi, nó giữ nhiệm vụ cung cấp nguồn cho toàn bộ màn hình LCD. Thường thì nó sẽ có 2 nguồn chính là nguồn 12V và 5V. Một số đời LCD bo nguồn này nằm rời ra bên ngoài dưới dạng 1 Adapter (Như cục xạc pin của máy laptop).
    compaq-18_5v-3_5a-65w-ac-adapter-1
    Thật ra thì bên trong nó cũng giống như cục xạc của máy laptop mà thôi. Mà cục xạc cũng chỉ là một “bộ nguồn” gồm 1 hoặc 2 nguồn ngỏ ra (Đơn giản hơn nguồn ATX nhiều).
    Đó chính là lý do mà tôi yêu cầu các “vọc sỹ” phải ngâm cú nguồn ATX trước.
    Mạch nguồn 5V sẽ cấp nguồn cho các mạch ổn áp 3.3V hay 2.5V cấp cho các mạch và IC xử lý.
    Gần 70% hư hỏng thường rơi vào khu vực “bo nguồn” này. Nếu bạn chịu khó qua bài “Nguồn ATX” thì “bo nguồn” này cũng dễ mà thôi.
    Việc kiểm tra thấy có nguồn 12V và nguồn 5V coi như “Bo nguồn” này OK.
    2. Bo Cao áp (Inverter Circuit board)
    Mạch này sẽ tạo ra điện áp rất cao từ 600V – 1000V thường thấy khu vực có các biến áp xung tương ứng với dây nối lên các bóng cao áp (backlights).
    emachineinv
    Phần lớn Bo nguồn và bo cao áp được thiết kế chung một vỉ mạch:
    mainboard
    3. Bóng cao áp (Backlights – Lamps)
    Đây là nguồn sáng chính mà chúng ta thấy khi sử dung LCD.
    20050531b
    4. Bo chính (Mainboard – Board AD)
    Chủ yếu chuyển đổi tính hiệu RGB dạng Analog sang tín hiệu kỹ thuật số để cấp cho Bo đảo pha hay Bo điều khiển nằm trên Panel của LCD.
    dsc_4677-450x308
    5. Bo đảo pha / Bo điều khiển (LCD Driver/Controller board)
    Nhận tính hiệu từ bo chính xử lý, đảo pha và xuất ra các tấm panel. Bo này thường được gắn chung vô Panel gồm cả bóng cao áp bên trong. (Thường gọi chung là Panel).
    6. Panel:
    Là nơi cuối cùng để xuất hiện mà mắt ta thấy được từ bên ngoài. Thường được gắn chung với các bóng cao áp và bo đảo pha như đã nói ở trên. Và được goịu chung là Panel.
    Ngoài ra còn có phần “bàn phím” để điều chỉnh và tắt mở, còn lại là vỏ của màn hình.
    7. Dình dáng thực tế và cách phân bố các bo bên trong máy:
    dell-e152fpb-inverter-board
    samsung-713n-lcd-repair
    Mời bạn xem tiếp phần các hư hỏng và sửa chửa ở các bài tiếp theo.
    Lê Quang Vinh
    Theo LCD Monitor Repair
    Qua loạt bài viết “Hướng dẫn sửa mainboard” và “Tài liệu mainboard toàn tập” nhiều bạn hỏi tôi tại sao không có bài “Hướng dẫn nạp lại BIOS”. Quả thật là có thiếu sót. Nhưng không phải là không có lý do. Trước tiên phải nói đến việc, nếu chúng ta muốn tự mình nạp lại BIOS ROM thì phải chuẩn bị gì.
    1. Dụng cụ để nạp BIOS ROM:
    Đây là cái khó khăn nhất vì ta không thể chỉ dùng phần mềm là có thể “Nạp lại BIOS ROM” mà cần phải có “tools”. Tôi muốn đề cập đến “Máy nạp ROM”. Máy nạp ROM thì có 2 loại chính, loại của Việt Nam sản xuất và loại nhập khẩu do Nước ngoài sản xuất (Có nguồn gốc Đài Loan, Trung Quốc…).
    1.1 Loại của Việt Nam do công ty Thiên Minh (http://www.tme.com.vn) thường chỉ khiêm tốn gọi là Kít Nạp Đa năng.
    eprom50
    Theo TME thì kít này nạp được đến 1500 Loại ROM khác nhau (??? Cái này TME nói nha) và phiên bản mới nhất (thời điểm tôi viết bài này) giá bán 950.000đ (Chưa tính phí bưu phẩm) và có thể chép được loại chíp flash 8 pin (chân to). Hình như loại chíp dán 8 chân không thấy nhắc đến.
    Ưu điểm khả nổi bật của Kít này là: giá rẻ, phù hợp với túi tiền của các dịch vụ, cửa hàng nhỏ hoặc người mới vô nghề.
    Nhược điểm: Chỉ support được các loại chip nhất định và không đóng hợp nên rất dễ làm hỏng bo mạch do phải tiếp xúc trực tiếp với môi trường và sự va chạm trực tiếp lên linh kiện.
    1.2 Loại nhập khẩu:
    prod_sp580u_detailed01Hình tôi minh họa ở trên là do hãng Xeltek sản xuất. Model 580U giá khoảng $580 (giá của TME luôn). Loại máy này thì chuyên nghiệp hơn, support hầu hết các loại Flash ROM hiện hành từ đầu đĩa VCD, DVD, MP4, TIVI, LCD… cho tới PC mainboard, Laptop, VGA card… các nơi chuyên sửa laptop đều phải trang bị một máy loại này.
    Ưu điểm: chuyên nghiệp, chuyên dùng, support hầu hết các loại ROM, flash hiện hành.
    Nhược điểm: khá đắc tiền, không thích hợp với các cửa hàng nhỏ hay người mới vô nghề.
    2. File.bin chứa mã chương trình dùng để nạp vô chip ROM BIOS:
    Khi đã có máy nạp rồi, thì việc tiếp theo là phải có file.bin chứa mã chương trình để nạp vô chip BIOS ROM. File.bin này ta sẽ tìm thấy trên các trang Web của hãng sản xuất mainboard. Đơn cử ví dụ: tôi có mainboard Asus P4RDS1-MX tôi vào trang http://www.asus.com vào mục download và chọn được đúng loại mainboard, kiểu socket gắn CPU, model, BIOS tôi được danh mục các file BIOS như sau:
    http://support.asus.com/download/download.aspx?SLanguage=en-us
    Tôi chọn file mới nhất và tải về: P4RD1-MX BIOS version 0302
    Tôi download về được file: P4RD1-MX-ASUS-0302.zip
    Sau khi UnZIP tôi được file: P4RD1-MX-ASUS-0302.ROM (Kích thước 512KB)
    Đây chính là file.bin của main board Asus P4RDS1-MX
    Nếu bạn không có máy nạp ROM thì cũng copy file này và nhờ ai đó hoặc mang ra chợ (Nhật Tảo Tp.HCM, Chợ Trời HN…) để nhờ người ta chép hộ.
    Việc chép ROM chỉ tốn chừng vài phút nhưng việc tìm được file.bin trên mạng đôi khi mất vài ngày. Do đó, theo tôi tìm được file .bin quan trọng hơn.
    3. Chuẩn bị chip ROM:
    Đối với mainboard có socket cắm chip ROM (như hình) Ta có thể dùng đồ nạy nhẹ để tháo ra.
    bios-phoenix
    sop-8
    Đối với loại hàn dính lên mainboard thì phải dùng máy khò nhiệt để tháo ra.

    image003
    dsc00588
    Đối với mainboard đời mới nhất hiện nay chip BIOS thuộc loại flash và dạn IC dán 8 chân kích thước khoảnh 5mm (xem hình). Thật buồn cười khi một bạn nói với tôi mang thùng máy ra cửa hàng nhờ thợ kiểm tra dùm có lỗi BIOS thì nạp lại. 1 rồi 3 người thợ xúm lại cuối cùng kết luận không biết BIOS là chip nào (Xem bài trong forum của tôi http://lqv77.com/forum/). Tôi nghe xong cũng bó tay. Xem thêm hình minh họa loại flash BIOS đời mới.
    spi-nor
    Hai chip ở dưới chính là dạng flash BIOS.
    Hiện nay thì Kit nạp của TME chưa nạp được cho loại flash BIOS này.
    Nếu chip ROM (or flash) bị lỗi thì phải chuẩn bị một chip khác để thay thế. Chip chỉ cần gống số hiệu mà không cần giống hãng sản xuất.
    image007
    4. Vấn đề tương thích giữa file.bin và chip ROM (or flash):
    Các file.bin thông dụng hiện nay có kích thước 128kb, 256kb, 384kb, 512kb, 1024kb tương ứng với chip ROM (or flash) 1M, 2M, 3M, 4M, 8M.
    Đơn vị tính của các chip khi ta tra cứu datasheet thì được tính bằng MegaBit, còn các file .bin lưu trên máy thì tính bằng KyloByte. Theo cách tính chuẩn để chuyển đổi thì 1 byte = 8 bit (cái này thuộc về rất cơ bản, không giải thích).
    Tương ứng:
    128kb = 128 x 8 KyloBit = 1024 Kylo Bit = 1 Mega Bit
    256kb=256 x 8 KyloBit = 2 x 1024 Kylo Bit = 2 Mega Bit
    Chủ yếu là nếu file bin và chip ROM (or flash) không tương ứng thì sẽ không nạp được vào.
    5. Sao lưu chip BIOS ROM (or flash) hiện tại:
    Nếu bạn có “Máy nạp ROM” thì bạn chỉ cần tháp chip ROM ra và đưa vô máy dùng chức năng READ để đọc và lưu ra thành file.bin để dành.
    Ngoài ra bạn có thể dùng phần mềm (đa số chạy trên nền DOS) như UNI Flash 1.4 có tích hợp sẳn trong đĩa Hirent BOOT.
    6. Thực hiện nạp ROM:
    Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các tool cần thiết trên dĩ nhiên là việc “đơn giản” còn lại là cách “sử dụng máy nạp” thì vui lòng “Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng – Kèm máy” trước khi dùng.
    Ở đây tôi chỉ gợi ý vài nét nhỏ: Bạn phải chọn đúng loại ROM mình sẽ nạp vào, load file.bin cần nạp rồi phải xóa trắng chip ROM trước rồi nhấn nút “Program” để “nạp”. Các thao tác này sẽ khác nhau trên các loại máy khác nhau nhưng cơ bản vẫn vậy.
    pcb50_sw
    7. Nguồn tham khảo để viết bài này:
    Lê Quang Vinh – lqv77
    Thực hành – Đo điện áp VCORE cấp cho CPU
    foxconn_mars
    Nguồn: hocnghe.com.vn
    Trắc nghiệm – Mạch khởi động nguồn trên Main
    foxconn_marsNguồn: hocnghe.com.vn
    Bài thực hành – Nhận biết các linh kiện trên Mainboard
    • Chúc mừng bạn nếu quá nửa thời gian bạn gặp được người đẹp
    • Chia buồn với bạn nếu quá nửa thời gian bạn gặp phải thị nở
    foxconn_mars
    Nguồn: hocnghe.com.vn
    Bật công tắc, máy có khởi động, kiểm tra thấy có đèn OSC và BIOS nhưng không có hiển thị trên màn hình.
    Kiểm tra sau đây cho thấy, khi bật công tắc Mainboard khởi động, có đèn OSC và BIOS sáng nhưng không có hiển thị trên màn hình.
    Phân tích nguyên nhân:
    - Khi bạn kiểm tra trên Card Test Main mà đèn OSC và đèn BIOS đã sáng lên, điều đó cho biết CPU đã hoạt động và đã nạp được chương trình BIOS.
    - Sau đó CPU sẽ sử dụng chương trình BIOS để kiểm tra Card Video và bộ nhớ RAM, nếu không gặp sự cố nó sẽ cho hiển thị phiên bản BIOS ra màn hình và ta nhìn thấy các ký tự đầu tiên trên màn hình.
    - Như vậy ở trường hợp trên, máy đã có đèn OSC và đèn BIOS mà không lên hình là do các nguyên nhân sau:
    - Card Video bị lỗi hoặc mất điện áp cấp cho Card Video
    - Thanh RAM bị lỗi hoặc mất nguồn cấp cho thanh RAM (trừ các Mainboard có kiểm tra tình trạng nguồn cấp cho RAM bằng tín hiệu VRAM_GD báo về mạch logic, khi đó nếu mất nguồn cấp cho RAM thì sẽ mất Reset hệ thống)
    - Lỗi chương trình BIOS, khi lỗi chương trình BIOS có thể dẫn đến một
    số hư hỏng trong đó có hiện tượng ở trên.
    Các bước kiểm tra sửa chữa:Bước 1 – Kiểm tra âm báo sự cố phát ra từ loa trong.
    - Gắn loa trong vào chân SPEAK để nghe âm báo sự cố.
    chan-loa
    Chân SPEAK để gắn loa trong
    chan-loa2
    Gắn loa trong vào chân SPEAK
    loa-trenmain
    Một số Mainboard có tích hợp sẵn loa trong ở trên Main
    * Bạn hãy kiểm tra lại sau khi gắn các linh kiện như CPU, RAM, Card Video, Loa trong vào Mainboard

    Bạn sẽ gặp các trường hợp sau đây :
    Tiếng kêu Nguyên nhân
    - Bip———-Bip.Bip.Bip.
    (kêu 1 bíp dài 3 bip ngắn)
    - Do lỗi Card Video rời
    - Bíp——–Bíp——–Bíp——–……
    (kêu nhiều tiếng Bíp dài liên tục)
    - Do lỗi RAM
    - Không kêu gì cả
    (nếu có gắn RAM và Card Video)
    - Do lỗi RAM hoặc Card Video rời
    - Không kêu gì cả
    (không gắn RAM và Card Video, chỉ gắn CPU)
    - Do lỗi chương trình BIOS
    - Kêu tiếng Bíp ngắn và liên tục
    Bip.Bip.Bip.Bip.Bip.Bip.Bip.Bip………..
    nghe như báo động
    - Do lỗi chương trình BIOS
    Lưu ý: Mã lỗi trên chỉ đúng với một số dòng BIOS, mã lỗi phát ra tiếng kêu như thế nào là phụ thuộc vào
    lập trình trong BIOS.
    Bước 2 – Vệ sinh chân Card Video và chân RAM (nếu tiếng kêu lỗi Card video hoặc RAM)
    - Tháo Card Video và RAM ra ngoài, dùng xăng hoặc RP7 để vệ sinh sạch
    sẽ chân và đảm bảo rằng các chân Card Video và chân RAM đã tiếp xúc tốt.
    Bước 3 – Kiểm tra nguồn cấp cho Card Video AGP 4X, 8X
    chan-vcc
    – Đo điện áp 1,5V trên các chân Card AGP 4X hoặc AGP 8X theo hình trên.
    Với Card PCI Express do mạch ổn áp tích hợp trên Card nên bạn chỉ cần kiểm tra kỹ các chân tiếp xúc của Card là được.

    Bước 4 – Kiểm tra nguồn cấp cho RAM
    khe_ddr
    Toạ độ chân cấp nguồn của khe DDR
    __________________________________________________
    vdd-ddr2
    Toạ độ chân cấp nguồn của khe DDR2
    __________________________________________________
    vdd_ddr3
    Toạ độ chân cấp nguồn của khe DDR3
    Nếu bạn kiểm tra chân VDD cấp nguồn cho RAM mà mất điện áp thì bạn cần kiểm tra mạch ổn áp nguồn cấp cho RAM
    Xem lại bài – Mạch ổn áp cho RAM và Card Video
    Bước 5 – Thay thử Card Video và RAM
    - Bạn cần thay thử Card Video và RAM nếu sau khi kiểm tra điện áp ở bước 3 và 4 vẫn tốt.
    Bước 6 – Nạp lại chương trình BIOS
    - Bạn chỉ nên nạp lại chương trình BIOS sau khi đã kiểm tra và thực hiện qua các bước 1, 2, 3 , 4, 5 ở trên.
    Xem lại bài học – Nạp lại chương trình BIOS
    Bước 7 – Kiểm tra lại
    Sau khi tiến hành sửa chữa, thay thế theo các bước trên. Bạn cần kiểm tra lại, nếu sau khi bật nguồn Mainboard khởi động và có hiển thị trên màn hình là bạn đã sửa xong bệnh.
    Nguồn: hocnghe.com.vn
    Kiểm tra sau đây cho thấy, khi bật công tắc Mainboard không khởi động, có tín hiệu Reset hệ thống nhưng CPU không hoạt động, không có đèn OSC và BIOS.
    Phân tích nguyên nhân.Xem lại quá trình khởi động của MainboardPhân tích:
    - Sau khi có tín hiệu Reset hệ thống, Chipset bắc hoạt động.
    - Khi Chipset bắc hoạt động mới tạo ra tín hiệu Reset_CPU để khởi động CPU
    - CPU hoạt động và phát tín hiệu nạp chương trình BIOS
    - Nạp được BIOS, chương trình BIOS sẽ duy trì sự hoạt động của CPU.
    - Chương trình BIOS thực hiện kiểm tra Card Video và bộ nhớ RAM
    Từ quá trình khởi động trên ta suy ra nguyên nhân mất đèn OSC và BIOS (khi có Reset) là do:
    - Hỏng hoặc bong chân Chipset bắc
    - Socket gắn CPU không tiếp xúc
    - CPU có BUS không được Mainboard hỗ trợ
    - Chân IC – ROM không tiếp xúc
    - Lỗi chương trình BIOS
    Các bước kiểm tra sửa chữa.Bước 1 – Kiểm tra CPU
    - Chắc chắn rằng CPU đang sử dụng để thử vẫn hoạt động tốt.
    - Khi sử dụng CPU để thử Mainboard, bạn cần chú ý Bus của CPU phải được Mainboard hỗ trợ
    - Ví dụ: Mainboard mà bạn đang sửa chỉ hỗ trợ tốc độ FSB là 533 và 800MHz, nếu bạn sử dụng CPU có Bus là 533 hoặc 800MHz nó sẽ hoạt động bình thường, nhưng nếu bạn sử dụng CPU có Bus là 1066 thì nó sẽ không hoạt động. Xem lại bài học liên quan
    Bước 2 – Kiểm tra kỹ Socket gắn CPU

    socket775
    Quan sát các chân của Socket gắn CPU xem có chân nào bị bẹp không ?
    Bước 3 – Vệ sinh cho chân ROM tiếp xúc tốt
    thaorom

    - Tháo IC- ROM ra khỏi đế cắm, vệ sinh sạch sẽ rồi gắn lại, đảm bảo cho các chân được tiếp xúc tốt.

    Bước 4 – Nạp lại chương trình BIOS cho ROM
    Chỉ nên thực hiện bước 4 sau khi bạn đã kiểm tra qua các bước 1, 2, 3 nhưng không được
    Bước 5 – Kiểm tra lại
    - Sau khi sửa chữa qua mỗi bước ở trên, bạn cần kiểm tra lại xem CPU đã hoạt động chưa ?
    - Nếu bạn kiểm tra bằng Card Test Main mà thấy đèn OSC và đèn BIOS sáng là CPU đã hoạt động và bạn đã sửa xong bệnh.
    - Sau khi CPU hoạt động, bạn gắn RAM và Card Video vào Mainboard để thử xem có lên hình không ?
    - Nếu gắn RAM và Card Video vào mà vần không lên hình thì bạn cần gắn loa trong vào để nghe âm báo sự cố và kiểm tra tiếp, phương pháp kiểm tra
    sẽ trình bày trong (Bệnh 7)
    Nguồn: hocnghe.com.vn
    Video minh họa:
    Hoặc download về để xem offline:
    http://sanchoituoitre.vn/download/file/2467/
    Dụng cụ cần thiết khi thay thế Chipset
    1 – Máy hàn hơi – (Máy khò nhiệt – lqv77)
    Sử dụng máy hàn hơi phải đạt công suất từ 700W đến 900W, như máy hàn 850A ở hình dưới có công suất 750W
    2 – Chuẩn bị Tô vít, Panh, nước rửa mạch in, nước nhựa thông…

    Các dụng cụ cần thiết để thay Chipset
    3 – Chế đầu mỏ hàn để hơi nóng đi ra hình vuông rộng hơn Chipset một chút

    Chế một ống sắt phần hình trụ vừa với đầu khò, phần hình vuông rộng khoảng 3 đến 4cm
    (rộng hơn kích thước Chipset cần hàn một chút)

    Gắn ống sắt vào đầu khò để hơi nóng thổi ra miệng hình vuông
    4 – Ví trí đặt máy khò

    Khi hàn ta thổi hơi nóng từ phía dưới lên phần bụng của Chipset
    Chỉnh nhiệt độ và gió khi hàn ở vị trí cực đại (Max)

    Giữ khoảng cách từ miệng khò đến Mainboard khoảng 1,5cm
    Nguồn: hocnghe.com.vn
    Bàn thảo của lqv77: Đây là Video do lqv77 tôi sưu tầm được, tôi không khuyến cáo mọi người dùng cách này, tuy nhiên nếu chưa đủ điều kiện sắm máy đóng chip thì đây là một “phương án” chữa cháy tạm thời.
    Nếu có khả năng thì nên tăng cường thêm 1 máy khò hướng trên chỉa xuống hiệu quả sẽ tăng gấp đôi, tuy nhiên nếu trang bị thì chỉnh nhiệt và gió vừa đủ để khỏi thổi bay các linh kiện nhí xung quanh.
    Trong video này “tác giả” sau khí tháo chip ra thì dùng một chipset “mới” hoặc “chip khác đã có chân sẳn” đóng vô. Đừng lầm tưởng là chỉ cần khò từ mainboard khác và để qua thôi nha.
    Để làm chân chíp thì phải có đế làm chân (giá trên chodientu là trên 2 triệu VND) lưới làm chân (giá trên chodientu là 200k VND/miếng) mỗi loại chip thì lưới làm chân sẽ khác nhau. Một số bạn nói mua ở chợ trời Hà Nội với giá 100k VND 1 lưới làm chân.
    Nếu không có đế thì việc làm chân chip rất khó khăn. Tuy nhiên nếu ai khéo léo và tinh ý sẽ chế ra tools thay cho đế chuyên dụng ngay.
    Gợi ý cách làm chân chip: Chip tháo ra sau khi đã làm sạch, đặt cố định bên dưới, trét 1 lớp mở đóng chip chuyên dùng (dạng keo có pha nhựa thông) lên bụng chip. Để lưới làm chân cách mặt chip 1/2 kích thước viên chì làm chân chip (chì có nhiều kích thước khác nhau theo lưới và theo chip). Nếu không có “đế chuyên dùng” thì làm sao phải để cả chíp và lưới có độ nghiên để khi ta đổ chì bi lên lưới, các viên bi chì sẽ rơi xuống các lỗ của lưới và bị dính vào lớp mở đã trét khi nãy.khi các viên bi đã lấp đầy các lỗ trên lưới. Khò với gió nhẹ cho bi chì cố định vô bụng chip –> làm chân xong.
    Nếu có đế làm chân chuyên dụng thì mọi việc quá đơn giản: tháo chíp, làm sạch bụng chíp với “dây rút chì”, trét 1 mớp mở đóng chíp, cố định chíp vào đế, gắn lưới vào, cố định lưới, đổ chì vào, lắc đều tay cho chì lấp đầy các lổ của lưới, đổ phần chì thừa ra, khò nhẹ cho bi chì cố định vào chip –> Xong.
    Lê Quang Vinh
    Bật công tắc, máy không khởi động, kiểm tra thấy có xung Clock nhưng mất tín hiệu Reset hệ thống.
    1. Kiểm tra sau đây cho thấy, khi bật công tắc Mainboard không khởi động, có xung Clock nhưng mất tín hiệu Reset hệ thống (đèn RST không sáng)
    2. Kiểm tra sau đây cho thấy Mainboard cũng bị mất tín hiệu Reset hệ thống (đèn RST sáng liên tục không tắt)
    3. Phân tích nguyên nhân của hiện tượng trên.Xem lại quá trình khởi động của Mainboard-
      Trong quá trình khởi động máy tính, khi Chipset nam có đầy đủ các điều
      kiện cần thiết, nó sẽ hoạt động và tạo ra tín hiệu Reset hệ thống.
      - Khi kiểm tra Mainboard, nếu tín hiệu Reset hệ thống tốt thì đèn RST trên Card Test Main phải sáng lên rồi tắt khi ta bật công tắc nguồn, các trường hợp đèn RST không sáng hoặc sáng nhưng không tắt đều là hiện tượng mất Reset hệ thống. Nguyên nhân mất tín hiệu Reset hệ thống là do.

      -
      Mất tín hiệu Reset hệ thống là do hỏng một trong các nguyên nhân trên,
      nhưng chúng ta đang xét trường hợp đã có xung Clock, vì vậy ta loại trừ
      được nguyên nhân số (1)
      - Lưu ý: ta không loại trừ các nguyên nhân
      dẫn đến mất tín hiệu PWR_OK (PWR_GD) vì một số Mainboard khi mất tín
      hiệu này nhưng xung Clock vẫn có do mạch Clock Gen không kiểm tra tín
      hiệu báo sự cố PWR_OK
      Vì vậy sau khi Mainboard đã có xung Clock thì nguyên nhân mất tín hiệu Reset hệ thống là do:
      – Mất điện áp 1,8V cấp cho Chipset nam
      - Mất điện áp 1,5V cấp cho Chipset nam
      - Do bản thân Chiset nam bị hỏng hoặc bong chân

      - Mạch VRM có sự cố hoặc chưa gắn CPU vào Main (một số Mainboard
      khi hỏng nguyên nhân này thì mất xung
      Clock)
      - Do nguồn ATX có sự cố – mất tín hiệu P.G (một số
      Mainboard khi hỏng nguyên nhân này thì mất xung Clock)

      - Do mất Jumper Clear CMOS (một số Mainboard vẫn có Reset khi tháo
      Jumper, nhưng đa số các Main bị mất)
    4. Các bước kiểm tra & sửa chữa.Bước 1 – Quan sát trên Main xem Jumper Clear CMOS có không và có đặt đúng vị trí không ?

      Jumper Clear CMOS thường đứng gần Pin CMOS hoặc Chipset nam
      Bước 2 – Bật công tắc cấp nguồn cho Mainboard, sau khoảng 30 giây ta kiểm tra nhiệt độ Chipset nam.


      Kiểm tra nhiệt độ Chipset khi chạy
      - Nếu Chipset nam bình thường thì sau khi chạy khoảng 30 giây nó sẽ hơi ấm.
      - Nếu nhiệt độ Chipset quá nóng (sờ vào lâu có thể bỏng tay) => Là biểu hiện của Chipset bị chập => Cần thay thế.
      -
      Nếu nhiệt độ của Chipset mát (như lúc chưa cấp nguồn cho Main) => Là
      biểu hiện của Chipset hỏng hoặc mất điện áp cung cấp, với trường hợp
      này ta cần kiểm tra điện áp 1,5V và điện áp 1,8V cấp cho Chipset.
      Bước 3 – Thay thử một bộ nguồn ATX tốt.
      -
      Khi nguồn ATX có sự cố sẽ ngắt tín hiệu P.G (tín hiệu P.G ra ở sợi dây
      mầu xám) khi đó Mainboard sẽ không tạo ra tín hiệu P.GOOD và
      Chipset nam sẽ không tạo ra tín hiệu Reset hệ thống


      Nguồn ATX lỗi Mainboard cũng không tạo ra tín hiệu Reset hệ thống
      Bước 4 – Kiểm tra và sửa mạch ổn áp VRM.
      -
      Khi hỏng mạch VRM sẽ mất tín hiệu VRM_GD đưa về mạch logic (logic là
      mạch bảo vệ Main, chúng có thể tích hợp trong Chipset nam hoặc trong
      SIO hoặc sử dụng một IC riêng)


      Xem hư hỏng và phương pháp kiểm tra sửa chữa mạch VRM ở Bệnh 4 – Mất xung Clock
      Xem lại Bệnh 4 – Mất xung Clock
      -|- Xem lại bài học về mạch VRM


      Bước 5 – Kiểm tra mạch ổn áp nguồn cho RAM .

      -
      Các Mainboard Soket 775 thường kiểm tra tình trạng nguồn cấp cho RAM
      thông qua tín hiệu VRAM_GD, đây là tín hiệu báo sự cố từ mạch ổn áp cho
      RAM về các mạch Logic, khi mạch hoạt động tốt, thông thường tín hiệu
      VRAM_GD báo về có mức logic 1, tín hiệu này cũng tương tự như tín hiệu
      VRM_GD của mạch ổn áp cho CPU.
      - Để đơn giản trong việc kiểm tra mạch này, bạn có thể đo trực tiếp điện áp cấp cho RAM trên các khe cắm theo toạ độ sau đây:

      Toạ độ các chân cấp nguồn cho khe DDR, điện áp cấp cho DDR là 2,5 V

      Các chân cấp nguồn của khe DDR2, điện áp cấp cho DDR2 là 1,8 V

      Các chân cấp nguồn của khe DDR3, điện áp cấp cho DDR3 là 1,5 V
      Xem lại bài – Mạch ổn áp cho RAM
      Bước 6 – Kiểm tra nguồn 1,5V và 1,8V cấp cho hai Chipset
      Xem lại bài – Mạch ổn áp cho các Chipset
      Bước 7 – Khò lại chân Chipset nam
      Bước này chỉ thực hiện sau khi đã kiểm tra qua 6 bước trên

      Khò lại chân Chipset nam
      Bước 8 – Thay Chipset nam
      Bước này chỉ thực hiện sau khi đã kiểm tra qua 7 bước trên
      Thay Chipset nam
      Bước 9 – Kiểm tra lại

      - Sau khi sửa chữa các bước trên bạn cần kiểm tra lại xem Mainboard xem đã có tín hiệu Reset chưa ?
      - Nếu đèn RST sáng rồi tắt khi bật nguồn là tín hiệu Reset tốt và bạn đã sửa xong bệnh.
      Kiểm tra cho thấy tín hiệu Reset tốt, khi bật công tắc đèn RST sáng rồi tắt
    Nguồn: hocnghe.com.vn
    Bật công tắc, quạt nguồn có quay, máy không khởi động, kiểm tra thấy mất xung Clock.
    Kiểm tra sau đây cho thấy, khi bật công tắc quạt nguồn vẫn quay nhưng mất xung Clock.
    Phân tích nguyên nhân:
    - Bật công tắc, quạt nguồn vẫn quay điều đó cho thấy, mạch khởi động trên
    - Mainboard vẫn tốt, nguồn ATX vẫn tốt, các phụ tải bình thường không bị chập.
    - Không có xung Clock (mất đèn CLK) là do các nguyên nhân sau:
    • Hỏng mạch Clock Gen (mạch tạo xung Clock)
    • Hỏng mạch ổn áp VRM (ổn áp cho CPU) hoặc chưa gắn CPU vào Main
    • Nguồn ATX có sự cố dẫn đến mất tín hiệu P.G
    Xem lại bài học liên quan
    Các bước kiểm tra sửa chữa:

    Bước 1Thay nguồn ATX tốt để loại trừ nguyên nhân do lỗi nguồn ATX

    Khi nguồn ATX có sự cố sẽ ngắt tín hiệu P.G và Mainboard bị mất tín hiệu PWR_GD

    Bước 2 – Kiểm tra mạch ổn áp VRM cấp nguồn cho CPU, cách kiểm tra như sau:
    • Gắn CPU vào Mainboard
    • Cấp nguồn cho Mainboard trên rắc 24pin và rắc 4 pin
    • Chỉnh đồng hồ về thang 10V DC
    • Đo vào đầu cuộn dây ra của mạch ổn áp VRM
    • Bật công tắc nguồn cấp điện cho Mainboard (nếu bạn kiểm tra chậm thì cần gắn toả nhiệt cho CPU)=> Quan sát đồng hồ thấy kim báo điện áp bằng 0V
    • (điện áp VCORE = 0V)=> Mạch VRM bị hỏng

    Bước 3 – Sửa mạch ổn áp VRM (nếu điện áp VCORE ra bằng 0V) * Xác định IC dao động của mạch ổn áp VRM
    – Tháo CPU ra ngoài
    - Chỉnh đồng hồ ở thang X 1Ω
    - Đặt que đen vào chân cuộn dây ra (vị trí điện áp VCORE)
    - Que đỏ đo vào chân các IC đứng gần khu vực Socket của CPU
    => Đo vào chân IC nào cho trở kháng bằng 0Ω (tức là chân IC thông mạch với chân cuộn dây ra) thì đó chính là IC dao động



    Đo tìm IC dao động có chân thông mạch với điện áp VCORE (thông mạch với cuộn dây ra)


    Khò lại IC dao động của mạch ổn áp VRM, nếu không được thì bạn thay thử IC này.
    Bước 4 – Sửa mạch Clock Gen
    Nếu đo điện áp VCORE (như phép đo sau đây) mà thấy có điện áp khoảng 1,5V => thì mạch VRM tốt
  • Gắn CPU vào Mainboard
  • Cấp nguồn cho Mainboard qua rắc 24Pin và rắc 4 Pin
  • Chỉnh đồng hồ ở thang đo 10V DC
  • Que đen của đồng hồ kẹp vào mass, que đỏ đo vào đầu cuộn dây
    ra của mạch VRM (cuộn dây ra là cuộn to hơn và có từ 2 đến 4 cuộn giống
    nhau)
  • Bật công tắc và quan sát đồng hồ => Nếu kết quả đo bằng khoảng 1,5V => nghĩa là mạch VRM hoạt động tốt
  • Nếu mạch VRM hoạt động tốt mà vẫn mất xung Clock => thì do hỏng mạch Clock Gen

    * Sửa chữa mạch Clock Gen
    - Xác định đúng IC của mạch Clock Gen (là IC 2 hàng chân, bên cạnh có thạch anh 14.3 Mz)
    - Vệ sinh sạch sẽ khu vực quanh IC rồi sấy khô (nếu có bụi và ẩm)
    - Thay thử thạch anh 14.3MHz
    - Khò lại chân IC – Clock Gen
    - Nếu các thao tác trên không được thì bạn cần thay IC – Clock Gen
    Khò lại chân IC – Clock Gen, nếu không được thì bạn cần thay IC – Clock Gen
    Bước kiểm tra lại .
    - Bạn cần kiểm tra lại xung Clock sau mỗi lần thao tác sửa chữa, khi nào thử lại thấy đèn CLK sáng liên tục là bạn đã sửa thành công bệnh này.
    - Quá trình kiểm tra xung Clock như sau:


    Trả lời câu hỏi liên quan:
    1. Câu hỏi 1 – Vì sao hỏng mạch VRM lại ảnh hưởng đến xung Clock ?
    2. Trả lời :
      Trên các Mainboard hiện nay, IC tạo xung Clock tức IC – Clock Gen thường có một tín hiệu P.GOOD (PWRGD) đi tới, tín hiệu này là tín hiệu báo sự cố của các mạch ổn áp, khi các mạch ổn áp hoạt động tốt thì tín hiệu này có mức logic bằng 1 và cho phép IC – Clock Gen hoạt động duy trì, trong trường hợp các mạch ổn áp có sự cố, khi đó tín hiệu PWRGD sẽ có mức logic bằng 0 và IC- Clock Gen bị khoá
    3. Câu hỏi 2 – Ta phải kiểm tra và sửa chữa xung Clock khi nào ?
    4. Trả lời:- Khi Mainboard vẫn mở được nguồn nhưng không khởi động, không báo sự cố thì ta cần kiểm tra xung Clock đầu tiên, bởi vì xung Clock là một điều kiện cần thiết để cho các IC trên Mainboard hoạt động, đồng thời khi kiểm tra xung Clock cho ta một số thông tin về bệnh của máy.
      Ví dụ: Với các Mainboard Pentium 4 – Khi ta kiểm tra bằng Card Test Main thấy có xung Clock thì ta suy ra được là mạch VRM và mạch Clock Gen đã hoạt động tốt, điều đó giúp ta loại trừ được các nguyên nhân để nhanh chóng tìm ra nguyên nhân hư hỏng của Main.Bài sau sẽ đề cập đến hiện tượng, có xung Clock nhưng Mainboard lại mất tín hiệu Reset hệ thống vì vậy nó vẫn không khởi động được.
    Nguồn: hocnghe.com.vn
  • 1 – Phân tích mạch ổn định áp ra trên bộ nguồn POWER MASTER
    1) Sơ đồ nguyên lý của toàn bộ khối nguồn

    2) Sơ đồ khu vực mạch hổi tiếp và IC dao động

    3) Phân tích mạch hồi tiếp
    • Chân 1 và 2 của IC dao động TL 494 hoặc IC 7500 thường được sử dụng
      để nhận điện áp hồi tiếp về khuếch đại rồi tạo ra tín hiệu điều khiển,
      điều khiển cho điện áp ra không đổi.
    • Cấu tạo của mạch:
      -
      Điện áp chuẩn 5V được lấy ra từ chân (14) của IC dao động, điện
      áp này được đấu qua cầu phân áp để lấy ra một điện áp chuẩn có áp nhỏ
      hơn rồi đưa vào chân số 2 để gim cho điện áp chân này được cố định.
      -
      Các điện áp thứ cấp 12V và 5V cho đi qua các điện trở 24K và 4,7K rồi
      đưa vào chân số (1) của IC, từ chân (1) có các điện trở phân áp xuống
      mass để giữ cho chân này có điện áp cao hơn so với chân (2)
      khoảng 0,1V

    Mạch hồi tiếp để ổn định điện áp ra
    • Nguyên lý hoạt động:
      -
      Nếu như điện áp ra không thay đổi thì điện áp chênh lệch giữa chân (1)
      với cân (2) cũng không thay đổi, từ đó IC cho hai tín hiệu dao động ra
      ở chân (8) và chân (11) có biên độ cũng không đổi => và kết quả là
      điện áp ra không thay đổi.
      - Nếu vì một lý do nào đó mà điện áp ra
      tăng lên (ví dụ khi điện áp vào tăng lên hoặc dòng tiêu thụ giảm đi),
      khi đó các điện áp 12V và 5V tăng => làm cho điện áp chân (1) tăng,
      chênh lệch giữa chân (1) và (2) tăng lên => IC sẽ điều chỉnh cho
      biên độ dao động ra ở chân (8) và chân (11) giảm xuống => các đèn
      công suất hoạt động yếu đi => làm cho điện áp ra giảm xuống (về giá
      trị ban đầu)
      - Nếu điện áp ra giảm xuống (ví dụ khi điện áp
      vào giảm xuống hoặc dòng tiêu thụ tăng lên), khi đó các điện áp 12V và
      5V giảm => làm cho điện áp chân (1) giảm, chênh lệch giữa chân (1)
      và (2) giảm xuống => IC sẽ điều chỉnh cho biên độ dao động ra
      ở chân (8) và chân (11) tăng lên => các đèn công suất hoạt động mạnh
      hơn => làm cho điện áp ra tăng lên (về giá trị ban đầu)
      * Như vậy
      nhờ có mạch hồi tiếp trên mà giữ cho điện áp đầu ra luôn luôn được ổn
      định khi điện áp đầu vào thay đổi hoặc khi dòng tiêu thụ thay đổi
    2 – Phân tích mạch ổn định áp ra trên bộ nguồn SHIDO
    1) Sơ đồ nguyên lý của toàn bộ khối nguồn

    2) Sơ đồ khu vực mạch hổi tiếp và IC dao động

    3) Phân tích mạch hồi tiếp
    • Cấu tạo của mạch:
      - Điện áp
      chuẩn 5V được lấy ra từ chân (14) của IC dao động, điện áp này
      được đấu qua điện trở R47 rồi đưa vào chân số (2) để gim cho điện
      áp chân này được cố định khoảng 5V
      - Các điện áp thứ cấp 12V và 5V
      cho đi qua các điện trở R16(27K) và R15(4,7K) rồi đưa vào chân số (1)
      của IC, từ chân (1) có các điện trở R35, R69 và R33 phân áp xuống mass,
      chân (1) được phân áp để có điện áp cao hơn so với chân (2)
      khoảng 0,1V

    IC dao động và mạch hồi tiếp ổn định áp ra
    • Nguyên lý hoạt động:
      - Nếu
      như điện áp ra không thay đổi thì điện áp chênh lệch giữa chân (1) với
      cân (2) cũng không thay đổi, từ đó IC cho hai tín hiệu dao động ra ở
      chân (8) và chân (11) có biên độ cũng không đổi => và kết quả là
      điện áp ra không thay đổi.
      - Nếu vì một lý do nào đó mà điện áp ra
      tăng lên (ví dụ khi điện áp vào tăng lên hoặc dòng tiêu thụ giảm đi),
      khi đó các điện áp 12V và 5V tăng => làm cho điện áp chân (1) tăng,
      chênh lệch giữa chân (1) và (2) tăng lên => IC sẽ điều chỉnh cho
      biên độ dao động ra ở chân (8) và chân (11) giảm xuống => các đèn
      công suất hoạt động yếu đi => làm cho điện áp ra giảm xuống (về giá
      trị ban đầu)
      - Nếu điện áp ra giảm xuống (ví dụ khi điện áp
      vào giảm xuống hoặc dòng tiêu thụ tăng lên), khi đó các điện áp 12V và
      5V giảm => làm cho điện áp chân (1) giảm, chênh lệch giữa chân (1)
      và (2) giảm xuống => IC sẽ điều chỉnh cho biên độ dao động ra
      ở chân (8) và chân (11) tăng lên => các đèn công suất hoạt động mạnh
      hơn => làm cho điện áp ra tăng lên (về giá trị ban đầu)
      * Như vậy
      nhờ có mạch hồi tiếp trên mà giữ cho điện áp đầu ra luôn luôn được ổn
      định khi điện áp đầu vào thay đổi hoặc khi dòng tiêu thụ thay đổi
    3 – Phân tích mạch ổn định áp ra trên bộ nguồn MAX POWER
    1) Sơ đồ nguyên lý của toàn bộ khối nguồn

    2) Sơ đồ khu vực mạch hổi tiếp và IC dao động

    3) Phân tích mạch hồi tiếp
    • Cấu tạo của mạch:
      - Các điện
      áp thứ cấp 12V và 5V cho đi qua các điện trở R49(33K) và R50(11K) rồi
      đưa vào chân số (17) của IC, từ chân (17) có các điện trở R47 và R48
      phân áp xuống mass
      - IC – SG 6105 có điện áp chuẩn sử dụng nội bộ ở trong IC mà không đưa ra ngoài.

    IC dao động và mạch hồi tiếp ổn định áp ra
    • Nguyên lý hoạt động:
      - Nếu
      vì một lý do nào đó mà điện áp ra tăng lên (ví dụ khi điện áp vào tăng
      lên hoặc dòng tiêu thụ giảm đi), khi đó các điện áp 12V và 5V tăng
      => làm cho điện áp chân (17) tăng, IC sẽ điều chỉnh cho biên
      độ dao động ra ở chân (8) và chân (9) giảm xuống => các đèn công
      suất hoạt động yếu đi => làm cho điện áp ra giảm xuống (về giá trị
      ban đầu)
      - Nếu điện áp ra giảm xuống (ví dụ khi điện áp vào
      giảm xuống hoặc dòng tiêu thụ tăng lên), khi đó các điện áp 12V và 5V
      giảm => làm cho điện áp chân (17) giảm => IC sẽ điều chỉnh
      cho biên độ dao động ra ở chân (8) và chân (9) tăng lên => các đèn
      công suất hoạt động mạnh hơn => làm cho điện áp ra tăng lên (về giá
      trị ban đầu)
      * Như vậy nhờ có mạch hồi tiếp trên mà giữ cho điện áp
      đầu ra luôn luôn được ổn định khi điện áp đầu vào thay đổi hoặc khi
      dòng tiêu thụ thay đổi
    Nguồn: hocnghe.com.vn