Thứ Sáu, 4 tháng 10, 2013

Tài liệu sửa chữa LCD tiếng Việt

Tổng quan về màn hình LCD

official

Nhiều bạn hỏi tôi, tại sao không có bài viết về "LCD và các hư hỏng thường" gặp như loạt bài viết về các thiết bị phần cứng mà tôi từng viết như Monitor CRT, Mainboard, bộ nguồn ATX, mouse...

Vì thật ra, LCD không như các thiết bị khác, các "hư hỏng thường gặp" chỉ có thể xử lý bởi "thợ" hoặc "vọc sỹ loại pro" mà thôi. Bài viết này tôi viết theo yêu cầu của các bạn đang "ngâm cứu" về "kỹ thuật phần cứng" chính xác hơn là "vọc sỹ Pro" mà tôi vừa nêu trên.

Yêu cầu các "vọc sỹ" muốn nắm bắt mảng LCD này thì phải qua các "chiêu" sau:



Về cấu tạo:

LCD được chia làm 6 phần chính

1. Bo nguồn (Power Supply Circuit)

powersupplyboard

Đúng với tên gọi, nó giữ nhiệm vụ cung cấp nguồn cho toàn bộ màn hình LCD. Thường thì nó sẽ có 2 nguồn chính là nguồn 12V và 5V. Một số đời LCD bo nguồn này nằm rời ra bên ngoài dưới dạng 1 Adapter (Như cục xạc pin của máy laptop).

compaq-18_5v-3_5a-65w-ac-adapter-1

Thật ra thì bên trong nó cũng giống như cục xạc của máy laptop mà thôi. Mà cục xạc cũng chỉ là một "bộ nguồn" gồm 1 hoặc 2 nguồn ngỏ ra (Đơn giản hơn nguồn ATX nhiều).

Đó chính là lý do mà tôi yêu cầu các "vọc sỹ" phải ngâm cú nguồn ATX trước.

Mạch nguồn 5V sẽ cấp nguồn cho các mạch ổn áp 3.3V hay 2.5V cấp cho các mạch và IC xử lý.

Gần 70% hư hỏng thường rơi vào khu vực "bo nguồn" này. Nếu bạn chịu khó qua bài "Nguồn ATX" thì "bo nguồn" này cũng dễ mà thôi.

Việc kiểm tra thấy có nguồn 12V và nguồn 5V coi như "Bo nguồn" này tạm thời OK. Vì còn một số Pan liên quan đến "chất lượng" của bộ nguồn thì sẽ có bài riêng để "phân tích".

2. Bo Cao áp (Inverter Circuit board)

Mạch này sẽ tạo ra điện áp rất cao từ 600V - 1000V thường thấy khu vực có các biến áp xung tương ứng với dây nối lên các bóng cao áp (backlights).

emachineinv

Phần lớn Bo nguồn và bo cao áp được thiết kế chung một vỉ mạch:

mainboard

3. Bóng cao áp (Backlights - Lamps)

Đây là nguồn sáng chính mà chúng ta thấy khi sử dung LCD.

20050531b

4. Bo chính (Mainboard - Board AD)

Chủ yếu chuyển đổi tính hiệu RGB dạng Analog sang tín hiệu kỹ thuật số để cấp cho Bo đảo pha hay Bo điều khiển nằm trên Panel của LCD.

dsc_4677-450x308

5. Bo đảo pha / Bo điều khiển (LCD Driver/Controller board)

Nhận tính hiệu từ bo chính xử lý, đảo pha và xuất ra các tấm panel. Bo này thường được gắn chung vô Panel gồm cả bóng cao áp bên trong. (Thường gọi chung là Panel).

6. Panel:

Là nơi cuối cùng để xuất hiện mà mắt ta thấy được từ bên ngoài. Thường được gắn chung với các bóng cao áp và bo đảo pha như đã nói ở trên. Và được gọi chung là Panel.

Ngoài ra còn có phần "bàn phím" để điều chỉnh và tắt mở, còn lại là vỏ của màn hình.

7. Dình dáng thực tế và cách phân bố các bo bên trong máy:


dell-e152fpb-inverter-board

samsung-713n-lcd-repair

Mời bạn xem tiếp phần các hư hỏng và sửa chửa ở các bài tiếp theo.

Lê Quang Vinh

Theo LCD Monitor Repair

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét