Chủ Nhật, 6 tháng 10, 2013

Các bài viết về Monitor p1


Mạch khởi động – Start Circuit
- Hầu hết các Màn hình LCD đều có một mạch khởi động (On/off signal) để gởi một tín hiệu điều khiển việc đóng ngắt mạch nguồn của board ao áp. Tín hiệu này mức thấp ~ 0v (tắt) và mức cao trong khoảng từ 2v – 5v (mở).
- Nếu là tín hiệu là 0 Volts (tức tắt), thì board cao áp sẽ không họat động và dĩ nhiên bóng cao áp sẽ không sáng lên. Tương ứng nếu tín hiệu này = 2v-5v (là “mở”) thì board cao áp sẽ họat động và bóng cao áp sẽ sáng lên.
mach-khoi-dong-1
- Ở sơ đồ thự tế dưới đây, khi ta cắp cáp VGA và bật nguồn LCD, board xử lý hình sẽ gởi tín hiệu “ON signal” về cho board cao áp (khoảng 2-5V tùy Màn hình LCD) qua R751 kích dẫn Q751. Q751 dẫn kéo theo Q752 dẫn. Nguồn 12 Volts sẽ chạy qua Q752 và cấp cho chân VCC của IC TL1451ACN (Inverter IC). Trong đó 12V từ nguồn chính sẽ qua cầu chì F751 loại linh kiện dán SMD (2A/125V).
mach-khoi-dong-2
- Nếu không có tín hiệu “On signal” này thì Q751 sẽ không dẫn, Q752 cũng sẽ không dẫn, không có điện áp sẽ chạy vào cấp nguồn VCC cho IC, IC không họat động -> Màn hình LCD sẽ không họat động.
mach-khoi-dong-3
- Hai transistor trong mạch khởi động trên có thể thay thế tương đương bằng C945 và A733.
mach-khoi-dong-4
- Một số Màn hình LCD có nguồn (led báo nguồn) nhưng không chạy (không sáng hay không lên hình), nhiều khi chỉ đơn giản là mất tín hiệu “On signal” này hoặc giả chết IC cao áp.
mach-khoi-dong-5
- Ảnh trên minh họa việc đo áp chân “On/off Signal” vừa nêu. Khi bật công tắc thì tại vị trí này phải có từ 2V-5V. Nếu không có điện áp thì là do bo xử lý hình có vấn đề nên mất áp đường này. Trên thực tế, các Màn hình LCD Samsung đời 153V, 173V, 510N, 710N, 713N và 910N rất hay bị mất tín hiệu “On/off Signal” này.
mach-khoi-dong-6
- Nếu đã có áp 2-5V tại chân On/Off thì phải có khoảng 9 đến 12 Volts tại chân VCC của IC cao áp. Nếu có ON/Off mà không có nguồn Vcc cấp cho IC cao áp thì kiểm tra đường nguồn cấp từ mạch nguồn đến, có thể đã bị đứt cầu chì F751. Nếu đã có nguồn Vcc mà mạch vẫn chưa chạy thì thay thử IC cao áp này và thử lại. Vì nếu đứt cầu chì thì đa số là do chạm mạch bên trong và đó chỉ có thể là IC cao áp chạm mà thôi.
- Nếu tín hiệu On/off có mà rất thấp (0.5v – 1V) thì đa phần la do lỗi từ MCU của board xử lý hình. Ta có thể kích ép bằng cách câu đường nguồn 3V3 cấp thẳng cho mạch khởi động này. Cách làm này nguy hiểm vì chân On/Off này còn có chức năng bảo vệ tuy nhiên trong vài trường hợp ta cũng phải chọn cách ép này mà thôi.
Các thắc mắc liên quan vui lòng post vào forum.
Lê Quang Vinh
Inverter Board – Board cao áp
inverter-board
Ở các LCD đời mới, bo cao áp nằm chung với bo nguồn. Còn các LCD đời củ thì bo cao áp có thể nằm riêng như hình bên dưới.
inverter-board-2
Bo cao áp trong LCD được thiết kế theo 4 dạng thông dụng như sau:
1) Kiểu Buck Royer
2) Kiểu kéo đẩy (Lái trực tiếp)
3) Kiểu Nữa cầu -Half bridge (Lái trực tiếp)
4) Toàn cầu – Full bridge (Lái trực tiếp)
Các kiểu 2, 3, 4 hiện nay được dùng nhiều hơn do tính ổn định và ít tốn linh kiện hơn.
1. Buck Royer Inverter:
so-do-khoi-bo-cao-apSơ đồ khối kiểu Buck Yoyer
bo-cao-ap-thuc-te
- Để đốt sáng các bóng cao áp (back light), nhiệm vụ của bo cao áp là chuyển điện áp 12V DC từ mạch nguồn lên đến hàng trăm thậm chí hàng ngàn vôn AC.
mach-buck-choke-can-ban
- Mỗi mạch cao áp cấp cao áp cho từng bóng cao áp riêng biệt (đối với các LCD có 2 hay 4 bóng cao áp). Mạch dạng này bao gồm: IC điều xung (hay còn gọi IC inverter), Mosfet Buck kênh P, cuộn dây Buck và Diode Buck, cặp Transistor kéo đẩy…
mach-buck-choke-thuc-te
- Nói cho phức tạp, thực chất nó như dạng một cái “tăng phô” điện tử. Tuy nhiên, ở đây nó được thiết kế để họat động ở tần số từ 30 đến 70 Khz với mạch hồi tiếp để họat động ổn định. Các MOSFET thì đạng đôi và đóng gói như dạng IC 8 chân cắm hoặc 8 chân dán SMD.
mosfet-doi
mosfet-doi-loai-dan-smd
fet-kenh-p
fet-kenh-p-dang-ic
- Các mosfet đội chân cắm thông dụng là: FU9024N, J598 …
- Các mosfet lọai dán SMD thông dụng là: 4431, BE3V1J…
- Các transistors kéo đẩy thông dụng là: C5706, C5707…
2. Dạng kéo đẩy (Lái trực tiếp)
mach-keo-day-can-ban
- Lọai này chủ yếu sử dụng 1 cặp mosfet ngược kênh và trên thực tế thì 2 mosfet này cũng được đóng gói như 1 IC 8 chân cắm hoặc 8 chân dán SMD.
3. Dạng nữa cầu – Half Bridge Inverter (Lái trực tiếp)
mach-nua-cau-co-ban
- Dạng này thì cũng tương tự như như dạng kéo đẩy nhưng khác nhau ở chổ chỉ cần 1 cuộn dây bên sơ mà thôi.
mach-nua-cau-thuc-te
4. Dạng toàn cầu – Full Bridge Inverter (Lái trực tiếp)
mach-toan-cau-co-ban
- Lọai này thường thấy trong các LCD đời mới, nó chạy đến 2 MOSFET đôi 8 chân cho 1 bóng cao áp.
mach-toan-cau-thuc-te
mach-toan-cau-thuc-te-2
mosfet-doi-2
Những lỗi thường gặp trong bo cao áp:
1) Khô hoặc phù tụ (Rất phổ biến trong các mạch dạng buck choke)
2) Chạm hoặc đứt cuộn dây cao áp
3) Đứt hoặc chạm các transistor kéo đẩy
4) Lỗi các tụ dập xung
5) Chết MOSFET
6) Đứt các cầu chì cấp nguồn cao áp
7) Lỗi các tụ xuất
8) Chạm bóng cao áp
- Các IC Inverter thường ít khi chết hơn. Một vài IC inverter thông dụng như TL1451 ACN, 0Z960, 0Z962, 0Z965, BIT3105, BIT31 06, TL5001…
Các thắc mắc liên quan vui lòng gởi vào box monitor của forum.
Lê Quang Vinh
Monitor LCD: Mainboard – Logic board – Scalar board – AD board
mainboard-lcd
Theo tiếng Việt thì gọi là bo hình – bo xử lý – bo giao tiếp… nhiệm vụ chính là nhận tín hiểu RGB Analog rồi chuyển đổi thành tín hiệu Digital cấp cho mạch điều khiển, mạch lái rồi xuất lên LCD Panel.
Trên bo gồm có: IC giao tiếp (Scalar), MCU (microcontroller unit), EEprom, thạc anh, mạch ổn áp, và một số linh kiện dán (SMD). Các mạch ổn áp nguồn trên bo bao gồm: 2v5, 3v3 và 5v. Trên bo còn có các đường tín hiệu khác như: không hiển thị (no display), tự động cân chỉnh…
Chức năng của các IC trên bo:
1. IC giao tiếp:
- Nó bao gồm Pre-Amp, ADC (chuyển đổi analog sang digital), tự động cân chỉnh (Auto Adjustment), PLL (Phase Locked Loop), các hiển thị trên màn hình (On Screen Display -OSD)… Chuyển đổi tín hiệu màu RGB sang 8 bit hay 16 bit tùy thuộc vào MCU đang dùng để cấp cho IC điều khiển panel LCD. Chức năng tự động cân chỉnh tần số, phase, vị trí ngang / dọc và cân bằng trắng… khi chuyển đổi độ phân giải. Ở các monitor LCD đời củ, các chức năng này không nằm chung 1 IC mà chia thành nhiều IC khác nhau.
mainboard-lcd-2
2. MCU (Microcontroller Unit):
- Nó là một vi xử lý bao gồm cả CPU, SRAM, DAC, ADC và 64K FlashROM. Điều khiển mọi họat động trên bo như một máy tính thu nhỏ.
mcu
3. EEprom:
- Lưu các đoạn chương trình như là BIOS của mainboard máy tính. Và dĩ nhiên, nó cũng có thể bị lỗi và cũng được xả ra nạp lại bằng các máy nạp ROM thông dụng như PCB50 của TME hay Máy ProTool U580…như chính BIOS mainboard máy tính.
eeprom-post
Vị trí thực tế của EEprom
- Nếu lỗi EEprom: sẽ Không lên hình, sai khuông hình ngang dọc, không thể lưu các cài đặt, cân chỉnh của người dùng, một số chức năng điều chỉnh âm thanh, ánh sáng không họat động, không hiển thị các màn hình chức năng điều khiển hoặc hiện các màn hình chức năng hòai mà không tắt.
- Việc nạp lại ROM này chủ đọc từ ROM máy tốt để dành nạp lại hoặc lên mạng tìm hoặc xin nhé.
- Các chip EEprom thông dụng là: 24C02, 24C21, 24C04, 24C08, 24C16
24c02Hình dáng thực tế của EEprom
4. Thạch Anh:
- Cấp giao động cho MCU, thạch anh hư MCU không họat động và LCD sẽ không lên hình.
5. Các mạch ổn áp 2v5, 3v3, 5v:
- Để cấp nguồn cho tòan bộ bo, nếu mất sẽ không lên Led báo nguồn.
Lê Quang Vinh
4. Hoạt động của khối quang
Nhiệm vụ khối quang :
laser-printer-laser
- Tạo ra tia laser có cường độ phát xạ thay đổi theo cấp độ xám của từng điểm ảnh (pixel)
- Bắn tia laser trải đều trên suốt chiều dài của trống (theo từng dòng ảnh)
Khối quang có cấu tạo như sau :
Reduced: 69% of original size [ 735 x 638 ] – Click to view full image

Đầu vào :
- Tín hiệu Start từ mạch điều khiển tới.
- Tin hiệu báo trạng thái (cửa) của công tắc nằm trên khối quang (có thể có hoặc không).
- Điện áp thể hiện cấp độ xám của từng điểm ảnh (theo thời gian thực) dạng analog từ mạch data tới.
- Tín hiệu thông báo độ phân giải trang in từ mạch data đưa tới.
- Nguồn cung cấp
Đầu ra :
- Tín hiệu an toàn (từ IC MDA) khối quang trả về mạch điều khiển.
- Tia laser trải đều trên suốt chiều dài của trống (theo từng dòng ảnh)
Nguyên lý hoạt động :
- Sau khi đã xử lý xong dữ liệu từ PC gửi sang, mạch data thông báo cho mạch điều khiển để chuẩn bị tạo bản in.
- Mạch điều khiển ra lệnh
*. Chuyển dữ liệu thể hiện cấp độ xám của từng điểm ảnh sang mạch quang.
*. Cho phép mạch quang hoạt động.
- Lúc đó, IC MDA mạch quang sẽ điều khiển motor lệch tia chạy (với tốc độ không đổi, tùy thuộc vào từng loại máy/độ phân giải trang in).
- Đồng thời, IC MDA cũng khuyêch đại điện áp điểm ảnh và đưa tới laser diode làm cho diode này hoạt động và phát xạ ra tia laser. Như vậy, cường độ của tia laser là liên tục thay đổi (lúc yếu/lúc mạnh) phụ thuộc vào điện áp từng điểm ảnh.
- Các bạn chú ý, trong lòng laser diode có 1 vòng đồng nằm đằng trước laser. Đây chính là vòng hội tụ (hội tụ bằng tĩnh điện), điện áp trên vòng hội tụ sẽ quyết định cho tia laser phát xạ ra khỏi nó là lớn hay nhỏ. Thông qua đó điều chỉnh độ phân giải của bản in (dpi – dot per inch)
Reduced: 84% of original size [ 607 x 282 ] – Click to view full image

- Tia laser phát xạ từ laser diode được đưa qua kính hội tụ để thu nhỏ lại (đường kính của tia laser) sẽ quyết định độ to/nhỏ của điểm ảnh. Nguyên lý hội tụ bằng vòng tĩnh điện giống như nguyên lý hội tụ ở lưới Focus trong đèn hình CRT.
- Tia laser qua vòng kính lọc để đảm bảo loại bỏ tất cả các can nhiễu có thể làm sai lệch tần số của laser và đến motor lệch tia. Sau đó tới motor lệch tia.
- Motor lệch tia có tốc độ quay rất lớn (ta có thể nghe tiếng rít nhẹ khi nó khởi động, tốc độ quay của nó cũng góp phần quyết định độ phân giải của bản in). Trục motor lệch tia có gắn 1 miếng thép vuông (khoảng 10mmx10mmx1mm) trắng bóng. Tia laser đập vào nó, với tốc độ quay của miếng thép rất cao thì nó sẽ bẻ góc (khúc xạ) từng tia (tại 1 thời điểm, mỗi tia đại diện cho 1 điểm ảnh) làm cho từng tia bắn vào kính khúc xạ.
- Kính khúc xạ là miếng nhựa trong làm nhiệm vụ bẻ góc và tia laser để chúng bắn lên gương phản xạ.
- Gương nằm song song với kính khúc xạ và lệch 1 góc khoảng 45 độ, làm nhiệm vụ phản xạ các tia laser hắt vào trống. Các tia này đi tới trống qua khe hở hộp quang. Nếu bạn tháo hộp quang sẽ thấy dưới đáy có 1 khe hở (kích thước chừng 5mmx200mm).
Như vậy : Có thể rút ra một số nhận xét
- Tia laser càng nhỏ thì kích thước điểm ảnh càng nhỏ (và ngược lại). Vấn đề này được điều chỉnh thông qua thay đổi điều khiển vòng hội tụ.
- Cường độ tia laser phụ thuộc điện áp hoạt động của laser diode. Điều này là rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự đâm/nhạt của bản in.
Một số bệnh do khối quang gây ra :
Hiện tượng 1: Ra lệnh in, máy tiếp nhận dữ liệu (đèn data nháy), khối cơ hoạt động (nghe thấy tiếng ồn do các bánh xe quay) khoảng một vài giây, cơ dừng_không nạp giấy và báo lỗi.
Lỗi này do tín hiệu phản hồi từ IC MDA trong khối quang gây ra. Bình thường, khi nhận lệnh hoạt động từ mạch điều khiển thì IC MDA sẽ thực hiện 3 động tác :
• Gửi tín hiệu phản hồi về cho mạch điều khiển, báo cáo tình trạng tốt.
• Cấp điện cho motor lệch tia quay (bạn sẽ nghe thấy tiếng rít nhẹ, mảnh)
• Cấp điện cho laser diode và vòng hội tụ.
Trường hợp này đến 99% là do IC MDA chết, mạch ngoài của IC này cực kỳ đơn giản, ít linh kiện và hầu như không hư hỏng.
Khắc phục : Thay IC MDA (là loại dán) đúng tên.
Hiện tượng 2 : Bản in mờ (với điều kiện mực tốt, trống tốt, cao áp tốt)
Hiện tượng này do mạch MD (monitor diode) làm nhiệm vụ kiểm soát cường độ phát xạ của laser diode hoạt động kém dẫn đến cường độ laser quá mạnh làm phân hủy tĩnh điện trên trống quá nhiều, gây ra mờ bản in.
Khắc phục : Mở nắp hộp quang.
Chỉnh biến trở MD (nằm sát laser diode) khoảng 1/8 cung tròn về bên trái và in thử. Nếu chưa đạt thì chỉnh tiếp.
Lưu ý : Trước khi chỉnh, cần chấm vào mặt biến trở 1 tí (đầu tăm) dầu (máy khâu) để boi trơn, tránh cho mặt than của biến trở bị rạn, vỡ.
Hiện tượng 3 : Bản in lốm đốm (với điều kiện mực tốt, trống tốt, cao áp tốt)
Lỗi này do hệ thống lệch tia và dẫn quang gây ra. Bạn hãy vệ sinh hệ thống dẫn quang :
• Miếng kim loại trắng bóng (10mmx10mmx1mm) gắn trên trục của motor lệch tia.
• Kính khúc xạ.
• Gương phản xạ
Những đối tượng này nếu bị mốc, bẩn thì rửa bằng “nước rửa bát” và chổi mềm. Sau đó lau khô bằng giẻ mềm. Tuyệt đối không sấy, không rửa bằng hóa chất (như cồn, axeton …)
Hiện tượng 4 : Bản in đen sì
Lỗi này do mất tia laser hoặc cường độ phát xạ quá yếu. Máy in laser lại sử dụng laser trắng (khác với ổ CD/DVD sử dụng laser đỏ hoặc xanh) nên không thể kiểm ra bằng mắt thường.
Khắc phục :
• Chỉnh thử biến trở MD (về bên phải), mỗi lần chỉnh 1/8 cung tròn.
• Kiểm tra điện áp 5V(+), đây là thiên áp tĩnh cho laser diode. Nếu mất hãy dò ngược từ chân laser diode về đầu cáp hộp quang. Đường nguồn này thường có 1 điện trở cầu chì (0,47Ω) và 1 tụ lọc (vài chục nF, tùy máy) đằng sau điện trở. Điện trở có thể đứt, tụ lọc có thể chập, hãy thay thế (đúng giá trị).
• Nếu điện áp 5V có, chỉnh thử biến trở MD không được, hãy thay laser diode (nguyên nhân này có sác xuất rất thấp, khoảng vài%).
Hiện tượng 5 : Nét chữ, các đường (cong, thẳng) bị nhòe sang hai bên.
Hiện tượng này do tia laser không chụm (hội tụ) hoặc hội tụ kém nên điểm ảnh trên trống bị tăng kích thước.
Khắc phục : Điều chỉnh điện áp vòng hội tụ tĩnh điện bằng biến trở trên mạch quang. Biến trở này thường có ký hiệu (FC, Vfc) nằm gần laser dioe (xa hơn MD một chút). Sau mỗi lần chỉnh, hãy in thử đến khi đạt độ nét thì thôi.
Hiện tượng 6 : Thay đổi độ phân giải (DPI) từ chương trình in trên PC nhưng bản in không thay đổi, chỉ đạt được độ phân giải tối thiểu.
Như bài trước đã đề cập. Tốc độ quay của motor lệch tia phụ thuộc vào độ phân giải trang in. Để thay đổi độ phân giải thì mạch data gửi 1 tín hiệu lên IC MDA. Tín hiệu này là tín hiệu logic nên không thể kiểm tra bằng ĐHVN hoặc đầu dò logic, chỉ có thể kiểm tra bằng máy hiện sóng.
Khắc phục : Nếu các tụ, điện trở trên đường tín hiệu phân giải từ mạch data lên IC MDA mạch quang không hư hỏng thì thay thế IC MDA.
Mọi thắc mắc về máy in Laser vui lòng gởi vào forum để thảo luận.
Hoàng Trọng Nghĩa
Email : htnghiahd@gmail.com
3. Hoạt động của máy in laser :
3.1. Nạp giấy và tải giấy :
laser-printer-path
Nguyên tắc chung của việc nạp giấy từ khay chứa vào đường tải, buồng chụp là sử dụng lực ma sát giữa trục ép đầu vào và tờ giấy. Nguyên tắc này đúng với tất cả các loại máy in laser, kim, phun, LED, máy photocopy.
Mô hình của quá trình nạp giấy như hình dưới đây :
Reduced: 72% of original size [ 707 x 689 ] – Click to view full image

Trạng thái chờ (ready) :
Điều kiện : xem lại bài quá trình kiểm tra :
(Cảm biến khay giấy sẽ nhận biết tình trạng có/không có giấy (ở cả khay đựng và khay tay). Nếu không có giấy, khi ra lệnh in thì Wndows sẽ báo lỗi (ví dụ máy Canon 2900 báo : Out of paper or paper could not be fed)
Ở chế độ chờ, đầu khay nạp và mặt bánh ép cách nhau khá xa (thường từ 15mm-30mm). Tờ giấy nằm ở trạng thái tự do, ko chịu tác động của bánh ép nạp giấy. Khe hở giữa đầu khay nạp và bánh ép quyết định số tờ giấy tối đa (giấy tiêu chuẩn, độ dày ghi trong catalog của máy) có thể đặt trong khay (trừ khay tay chỉ cho 1 tờ/1 thời điểm)
Nạp và tải giấy :
Sau khi ra lệnh in từ PC (hoặc bấm nút test trên 1 số máy HP đời cũ) thì mạch data sẽ chuẩn bị dữ liệu để xuất cho dàn quang. Sau vài giây hoặc vài chục giây (tùy dung lượng dữ liệu cần in) thì mạch điều khiển ra lệnh nạp giấy, rơ le nạp sẽ hoạt động để tác động lên cơ cấu dịch chuyển khay giấy_bánh ép nạp giấy. Lúc đó đồng thời xảy ra hai động tác :
- Đầu khay giấy được đẩy(nâng) và dịch chuyển để gần vào bánh ép nạp giấy.
- Bánh ép quay để mặt cong của nó đối diện với đầu khay giấy.
Như vậy, tờ giấy nằm giữa khe (rất hẹp) do đầu khay và mặt cong của bánh ép nạp giấy tạo thành, nó sẽ chịu tác động của lực ma sát trên bánh ép (vỏ bằng cao su nhám) và bị cuốn theo chiều quay của bánh ép đi vào trong đường tải giấy.
Đầu đường tải, có thêm bánh ép tải giấy quay ngược chiều bánh ép nạp giấy sẽ tạo thành lực kéo đưa tờ giấy vào đường tải, tiến đến buồng chụp.
Trên đường tải, tờ giấy sẽ tỳ vào cảm biến đường tải đổi trạng thái (đóng→mở hoặc mở→đóng, tùy máy), mạch điều khiển biết : giấy đã nạp thành công.
Sau khi giấy đi qua, cảm biến đường tải không bị tỳ nữa, nó trở về trạng thái ban đầu, mạch điều khiển biết : giấy di chuyển trên đường tải, buồng chụp tốt.
Sau đây là cơ cấu nạp, tải giấy của máy in HP5L/6L, Canon LBP800/810.
Reduced: 69% of original size [ 736 x 675 ] – Click to view full image

Lực kéo giấy: Được tạo ra từ lực ép giữa trục ép trên (7) và trục ép dưới (3, 4). Hai hệ thống này quay ngược chiều nhau (hình vẽ).
Điều kiện để giấy được kéo vào ruột máy (nạp giấy).
- Khay giấy di chuyển ra ngoài (phía trục ép 7)
- Trục ép quay (ngược chiều kim đồng hồ theo hình vẽ) để ép sát vào khay giấy.
Bề mặt của trục ép (7) là cao su có ma sát lớn, khi quay sẽ tạo lực kéo, kéo giấy vào buồng máy.
Trục ép dưới (3, 4) quay ngược chiều trục ép trên (7) sẽ tiếp tục tạo lực kéo đưa giấy vào sâu trong buồng máy.
Mô tả quá trình nạp giấy :
Khi chưa có lệnh nạp giấy :
Khay giấy bị đẩy xa khỏi trục ép (7) bởi mỏ của con tỳ (5, 6). Lúc này trục ép (7) có dạng nửa vòng tròn tạo thành 1 khe hở lớn với mặt khay, như vậy giấy trên khay ko ép sát vào trục (7).
Khi có lệnh in :Motor capstan làm quay bánh răng (1) và tất cả hệ thống cơ, ta có thể nghe thấy tiếng quay của các bánh xe. Mục đích là để trống quay (nạp điện tích cho trống), lô sấy_ép quay sẵn sàng cho việc ép và đẩy giấy ra .
Bánh răng 1, và 2 liên kết với nhau bởi lực ma sát do lò xo 1 tì vào mặt trong của bánh xe 1, 2. Lúc này bánh xe 2 bị cái móc của rơ le giữ và nó ko quay, chỉ có bánh xe 1 là quay.
Khi có lệnh nạp giấy : Lệnh này được phát ra sau lệnh in, lệnh này có mức logic 1 làm mở transistor nối tiếp với cuộn hút rơ le, như vậy rơ le được cấp điện tạo lực hút, cái móc của rơ le di chuyển (như hình vẽ).
Khi móc rơ le di chuyển sẽ nhả bánh răng (2). Lực ma sát giữa bánh răng 1 và 2 sẽ kéo bánh răng 2 làm quay trục (đút vào tâm bánh răng 2- hình vẽ).
Trục quay sẽ lai con tỳ 5, 6 quay theo. Cái mỏ của 5, 6 không tỳ vào khay nữa. Lực đẩy của lò xo 2 sẽ đưa khay ép sát vào trục ép (7).
Trục ép 7 cũng được trục quay làm quay theo, mặt tròn của nó ép sát khay giấy, lực ma sát của (7) sẽ kéo giấy vào buồng máy.
Các bệnh của cơ cấu nạp, tải giấy ( mô tả với điều kiện máy đang chạy mà hỏng, chứ không áp dụng cho các trường hợp tháo máy ra_lắp lại mà hỏng)
Bệnh 1 : Không nạp giấy hoàn toàn.
Khi ra lệnh in, toàn bộ hệ thống cơ quay, 1 chút sau bạn sẽ tiếng “cách” đó chính là khi rơ le hoạt động, đầu khay giấy di chuyển, bánh ép nạp giấy quay. Bạn hãy chú ý nghe tiếng kêu đó.
- Do đặt giấy vào không hết đầu khay, như vậy đầu giấy không vào được khe giữa đầu khay và bánh ép nạp giấy (xảy ra với khay nằm)
Khắc phục: Đẩy giấy vào hết tầm của khay.
Bệnh 2: Nạp giấy vào được chừng 5-10mm thì giấy không vào nữa, hệ cơ chạy thêm tí chút thì dừng, đèn báo lỗi.
Bệnh này là do giảm ma sat giữa bánh ép nạp giấy và tờ giấy. Nguyên nhân là do bánh ép có vỏ cao su nhám sau một thời gian hoạt động sẽ “bị lì mặt nhám”, bạn có thể mở cửa trước (có thể tháo cả hộp mực) mà nhìn, bề mặt của bánh ép rất bóng. Bệnh này cũng thường gặp khi bánh ép “hơi lì mặt” và sử dụng giấy quá mỏng.
Khắc phục : Dùng giẻ sạch (kiểu sợi bông như khăn mặt) luồn vào mặt tròn của bánh ép, chà đi chà lại cho tới khi thấy hết bóng là được.
Lưu ý : Bánh ép nạp giấy “bị lì mặt” còn gây ra hiện tượng kéo 2, 3 .. vào 1 lúc dẫn đến “dắt giấy” trong đường tải, lô sấy.
Bệnh 3 : Nạp giấy, giấy vào nhưng và máy dừng, báo lỗi.
Bạn hãy mở cửa trước, rút hộp mực, rất có thể sẽ nhìn thấy giấy bị dồn chặt ở ngay đằng sau của bánh ép nạp giấy (kiểu như gấp giấy xếp nếp).
Nguyên nhân của bệnh này là do bánh ép tải giấy có thể bị kẹt (tháo máy ra thường có 2 bánh ép tải giấy, có lò xo đẩy để tỳ sát mặt tròn của bánh ép nạp giấy).
Khắc phục : Kéo tờ giấy bị xếp nếp ra khỏi máy (chú ý nhẹ nhàng, vừa kéo vừa quan sát xem có bị vướng, bị móc vào các mấu, gờ trong đường tải không, có thể sẽ làm rách và để lại những ẩu giấy trong đó)
Cố gắng luồn được ngón tay vào ấn/nhả 2 bánh ép tải giấy vài lần, phải cảm nhận thấy lực đẩy của 2 bánh là bằng nhau)
Nếu xử lý như trên mà không được, buộc phải tháo máy và vệ sinh hốc lò xo đẩy bánh ép tải giấy.
Bệnh 4 : Nạp giấy, giấy đi lệch và có thể bị kẹt lại trong đường tải do giấy đi lệch.
Nguyên nhân là do lực ép giấy tạo thành giữa bánh ép nạp và bánh ép tải giấy không cân, bạn có thể quan sát minh họa cơ cấu nạp giấy của máy HP5L.
Lực ép bị lệch do:
• Méo bánh ép nạp giấy (bạn phải thay vỏ cao su của bánh ép).
• Mòn bánh ép đường nạp.
• Trục, ổ quay bánh ép đường nạp bị mòn, dãn tới bị đảo khi chạy.
Khắc phục : Thay thế cụm bánh ép đường nạp.
còn tiếp…
Mọi thắc mắc về máy in Laser vui lòng gởi vào forum để thảo luận.
Hoàng Trọng Nghĩa
htnghiahd@gmail.com
hp-laserjet-1300-laser-printer-reviewjpgaspx
1. Nguyên lý chung :
Máy in laser là thiết bị in sử dụng tia laser trong quá trình tạo bản in. Có nhiều người đã nhầm máy laser với máy in sử dụng đèn LED để tạo bản in.
Sơ đồ khối máy in laser như sau
1.1. Khối nguồn :
Ổn định điện áp và cung cấp năng lượng điện cho toàn máy.
Đầu vào của nó là nguồn xoay chiều dân dụng (AC).
Đầu ra của khối nguồn bao gồm các mức nguồn một chiều ổn định, đã được lọc sạch các can nhiễu (nếu có) của nguồn dân dụng. Sẵn sàng cung cấp cho các mạch điện trong máy.
Khối nguồn cũng tạo ra cao áp trong từng thời điểm (dưới tác động của khối điều khiển) để nạp tĩnh điện cho trống, cho giấy trong quá trình tạo bản in. Với máy photocopy thì còn có thể sử dụng cao áp cho việc tách giấy nữa.
Phần lớn khối nguồn của các máy in, từ in kim_phun_laser_LED đều sử dụng kiểu mạch nguồn ngắt mở (switching)
1.2. Khối data :
Còn gọi là khối giao tiếp, thực hiện nhiệm vụ sau :
Đầu vào : Nhận lệnh in và dữ liệu từ PC gửi sang.
Đầu vào của các máy in đời cũ (như máy kim Epson LQ100/1070/1170 …, máy laser HP4L/5L/6L…) được kết nối với PC bằng cổng song song (LPT1/2 … – parallel).
Đầu vào của các máy in đời mới hơn (như Canon LBP2900…) được kết nối với PC bằng cổng tuần tự vạn năng (USB – Universial Serial Bus).
Đầu ra : Xuất tín hiệu cho mạch quang và mạch điều khiển
Tín hiệu điều khiển từ PC bao gồm :
• Lệnh kiểm tra tình trạng máy in (hết giấy, sự cố mạch sấy …)
• Lệnh nạp giấy.
Các tín hiệu nói trên (về mặt xử lý) với cổng song song thì đi chân riêng và được tách trước mạch dữ liệu đến mạch điều khiển, còn ở cổng USB thì tách sau IC giao tiếp để đến mạch điều khiển.
Dữ liệu từ PC : Là chuỗi nhị phân (0,1) thể hiện cấp độ xám của từng điểm ảnh trên bản cần in (những bạn đã học về tivi, monitor sẽ hiểu khái niệm này). Tín hiệu này được đưa vào mạch xử lý dữ liệu để chuyển đổi thành điện áp tương tự (analog) và cấp cho mạch quang. Tùy theo biên độ điện áp điều khiển mà diode laser của mạch quang sẽ phát xạ mạnh hay yếu.
1.3. Khối quang :
Đầu vào : Bao gồm tín hiệu 2 tín hiệu
• Tín hiệu điều khiển motor lệch tia, được gửi đến từ mạch điều khiển.
• Điện áp điều khiển cường độ phát xạ laser, được gửi đến từ khối data.
Đầu ra : Là các tia laser được trải đều trên suốt chiều dài của trống, với mục đích làm suy giảm hoặc triệt tiêu tĩnh điện trên mặt trống trong quá trình tạo bản in.
laser-printer-laser
1.4. Khối sấy :
Thực hiện 3 nhiệm vụ :
Tạo ra nhiệt độ cao (với máy HP5L/6L là 1820C, máy Canon LBP là 1830C) để nung chảy bột mực. Nhiệt độ cao này có thể được tạo ra bằng thanh điện trở hoặc bằng đèn (haloghen)
Tạo ra lực ép để ép mực (đã được nung chảy) thấm vào xơ giấy để cố định điểm ảnh trên giấy. Lực ép được tạo ra bằng các trục lăn được nén dưới tác động của lò xo.
Tạo ra lực kéo để kéo giấy ra khỏi máy in sau khi đã sấy_ép. Lực kéo được tạo ra nhờ hệ thống trục lăn trên/dưới quay ngược chiều nhau.
Khối sấy nhận lệnh từ khối điều khiển để thi hành tác vụ. Ngược lại, nó cũng gửi tín hiệu thông báo trạng thái nhiệt, trạng thái giấy cho mạch điều khiển để dừng máy khi có sự cố. Tín hiệu phản hồi này được lấy ra từ các cảm biến (sensor)
1.5. Khối cơ :
Bao gồm tập hợp các bánh răng, trục lăn_ép thực hiện các hành trình sau :
• Nạp giấy : kéo giấy từ khay vào trong máy.
• Kéo giấy di chuyển đúng đường đi theo thiết kế, đảm bảo cho giấy được tiếp xúc với trống.
• Đẩy giấy (đã hoàn thành bản in) ra khỏi máy.
Toàn bộ khối cơ được vận hành nhờ lực kéo từ 1 motor chính (capstan motor), motor được điều khiển bằng lệnh hành trình từ khối điều khiển.
Hệ thống cơ cũng gửi tín hiệu phản hồi về khối điều khiển để thực hiện các hành vi thích hợp (ví dụ như lặp lại động tác nạp giấy, dừng in và thông báo cho PC khi hết giấy, dắt giấy …)
laser-printer-path
1.6. Khối điều khiển :
Điều hành toàn bộ mọi hoạt động của máy. Về mặt phương thức chính là điều khiển tùy động (servo).
Đầu vào : Gồm các tín hiệu
• Lệnh thông báo tình trạng (từ PC sang)
• Lệnh in, nhận dữ liệu in.
• Tín hiệu phản hồi từ các khối.
Đầu ra : Gồm các tín hiệu
• Thông báo trạng thái (gửi sang PC)
• Mở cổng, nhận và giải mã dữ liệu sang analog (gửi tới data)
• Tạo cao áp (gửi sang nguồn)
• Quay capstan motor (gửi sang cơ)
• Mở nguồn cấp cho mạch sấy (gửi sang sấy)
• Quay motor lệch tia (gửi sang quang)
• Mở diode laser (gửi sang quang)
• Sẵn sàng (ready – gửi sang tất cả các khối)
2. Quá trình khởi động của máy in laser :
2.1. Kiểm tra :
Bắt đầu từ việc bật công tắc nguồn hoặc cắm dây nguồn (vì 1 số máy in như HP4L/5L/6L không có công tắc, cắm dây nguồn là chạy ngay).
Mạch điều khiển (dùng MCU) ra lệnh kiểm tra :
2.1.1. Kiểm tra trạng thái cửa :
Cửa (không bao gồm khay giấy vào/ra) của máy in là nơi mà người sử dụng (hoặc kỹ thuật viên) có thể tiếp xúc một cách sơ bộ để thực hiện các tác vụ sau:
• Thay thế hộp mực.
• Vệ sinh đường tải, trục (thường có lớp vỏ mút) nạp trống.
• Kiểm tra xem có “dắt” giấy trên đường tải không.
Các máy in laser thường có từ 1 đến 2 cửa.
Cửa trước :
• Tháo/lắp hộp mực, kiểm tra đường tải.
Cửa sau :
• Kiểm tra, kéo giấy bị “dắt” ở đầu ra lô sấy.
Ngoài ra, cửa (trước) còn có tác dụng che kín buồng tạo bản in. Đảm bảo cho ánh sáng ngoài không “gây nhiễu” cho tia laser trong quá trình tạo bản in.
Các cửa đều có “công tắc”, có thể là công tắc cơ khí hoặc quang điện. Khi cửa được đóng sẽ có tín hiệu báo về mạch điều khiển để tiếp tục các bước sau.
Nếu muốn mở cửa để theo dõi vận hành của máy, bạn phải tìm ra khe chứa công tắc cửa và tác động vào nó (dán băng dính ép vào hoặc dùng tô vít chọc vào)
Nếu tất cả các cửa đều đóng, công tắc tốt thì trạng thái cửa được nhận định là tốt. Mạch điều khiển sẽ kiểm tra tiếp trạng thái cơ
Nếu có ít nhất 1 trong các cửa bị mở, công tắc hư thì trạng thái cửa sẽ được nhận định lỗi. Mạch điều khiển sẽ không cho sáng đèn báo lỗi.
2.1.2. Kiểm tra trạng thái cơ :
Việc kiểm tra này đảm bảo trạng thái của hệ cơ là thông suốt, nó bao gồm :
• Kiểm tra khay giấy xem có mẩu_tờ giấy nào bị “dắt” vào bánh ép nạp giấy không.
• Kiểm tra đường tải xem có mẩu_tờ giấy nào bị “dắt” trong đường tải không.
• Kiểm tra đầu ra xem có mẩu_tờ giấy nào bị “dắt” trong lô sấy không.
Trạng thái cơ được kiểm soát thông qua các sensor sau :
• Sensor đường nạp giấy (thường nằm ngay dưới bụng của bánh ép nạp giấy.
Đây thường sử dụng sensor quang điện, nếu có dắt giấy trong đường nạp thì sensor bị tỳ và báo về khối điều khiển.
• Sensor đường tải giấy (thường nằm giữa đường tải, ở gần bụng của hộp mực). Cấu tạo và hoạt động giống như sensor đường nạp.
• Sensor đầu ra (nằm đằng sau trục ép của lô sấy). Cấu tạo và hoạt động giống như sensor đường nạp.
Nếu tất cả các sensor đều tốt và không bị kẹt hoặc đè bởi “dắt” giấy thì trạngthái cơ được nhận định là tốt. Mạch điều khiển sẽ ra lệnh mở motor capstan làm quay toàn bộ hệ thống cơ (ta có thể nghe thấy tiếng chuyển động của các bánh răng).
Nếu có ít nhất 1 trong các sensor bị đè, kẹt thì trạng thái cơ sẽ được nhận định lỗi. Mạch điều khiển sẽ không mở motor capstan và cho sáng đèn báo lỗi.
Lưu ý : Đèn báo lỗi ở mỗi loại máy là khác nhau, có máy nhiều đèn, có máy 1 đèn. Bạn có thể tham khảo nội dung lỗi theo chỉ báo đèn ở website các hãng hoặc trong user guide đi kèm máy.
2.1.3. Kiểm tra trạng thái sấy :
Mục đích là để kiểm soát xem nhiệt độ lô sấy có đủ không.
Việc kiểm tra được thực hiện qua một cảm biến nhiệt. Cảm biến này có thể được gắn tỳ vào trục ép của lô sấy (nếu máy dùng đèn phát nhiệt, máy photocopy gần như 100% dùng đèn phát nhiệt), cũng có khi được dán ngay trên thân của thanh điện trở phát nhiệt (nếu máy dùng điện trở phát nhiệt), nằm trong ruột của áo sấy (bạn nào đã từng tháo máy sẽ nhìn thấy áo sấy màu nâu_đen mỏng, hình dạng giống như tờ giấy đem cuộn thành cái ống).
Nếu bộ phận phát nhiệt, cảm biến nhiệt tốt (nóng thì R cảm biến giảm, nguội thì R cảm biến tăng) thì điện trở cảm biến (nối về mạch điều khiển) nhỏ. Tôi đã đó thử với máy HP5L/6L giá trị khoảng 3KΩ, trên máy Samsung 1120 khoảng 4,5KΩ, dĩ nhiên là tương đối vì phải rút điện mới đo, khi đó thì lô sấy đã nguội đi một chút.
Nếu bộ phận phát nhiệt, cảm biến nhiệt tốt (nóng thì R cảm biến giảm, nguội thì R cảm biến tăng) thì điện trở cảm biến (nối về mạch điều khiển) tăng.
Ba bước kiểm tra 2.1.1, 2.1.2, 2.1.3 là các kiểm tra cơ bản đối với tất cả các máy. Nếu các bước này tốt thì máy gần như đã ready (thử nghiệm trên các máy đời cũ HP4L/4P/5L/6L, Canon LBP 800/810)
2.1.4. Kiểm tra trạng thái mạch quang (scanner)
Trạng thái mạch quang được kiểm soát thông qua hai yếu tố :
• Tín hiệu phản hồi từ IC điều khiển motor lệch tia và diode laser. IC này nằm trong hộp quang (scanner). Khi lệnh kiểm tra được phát ra ta có thể nghe thấy tiếng “rít” khẽ của motor.
• Công tắc (cửa). Như đã nói ở phần trước, khi đóng cửa sẽ tác động vào 1 công tắc. Ngoài ra, trên cửa thường có 1 “mấu” nhựa chọc thẳng vào mặt trước dàn quang (với máy HP4L/5L/6L, Canon LBP800/810) để đẩy lá che của diode laser với mục đích bảo vệ nó tránh bụi, ánh sáng trời tác động khi mở cửa.
Tuy nhiên, việc kiểm tra mạch quang không kiểm soát được xem diode hoạt động như thế nào, cường độ phát xạ (ảnh hưởng đến chất lượng bản in), tình trạng của gương, kính có mốc hay không … Nói cách khác, ko thể kiểm soát được chất lượng của tia laser.
Việc kiểm tra trạng thái mạch quang chỉ thực hiện ở các máy đời mới (Canon LBP2900, Samsung 1120, HP5000…) còn các máy đời cũ (HP4L/5L/6L, Canon LBP800/810…) không được thực hiện.
Ngoài các bước kiểm tra 2.1.1, 2.1.2, 2.1.3, 2.1.4 thì mạch bảo vệ của khối nguồn cũng kiểm soát thông qua mạch bảo vệ quá dòng (OCP – Over Protection) và quá áp (OVP – Over Protection Voltage) nếu có sự cố thì nguồn sẽ cắt.
Sau 4 bước kiểm tra này, mạch điều khiển đưa máy vào tình trạng ready, nó coi như máy đã sẵn sàng hoạt động. Máy coi như đã khởi động xong
Tới đây, có thể các bạn sẽ thắc mắc “Vậy, khối data thì sao”
Đúng vậy, mạch điều khiển chỉ kiểm soát “sự vận hành” chứ không kiểm soát “dữ liệu cần in ra”, chính vì thế nó ko kiểm tra, khối data có thể chết thì máy vẫn ready, bạn cũng có thể thử nghiệm bằng cách rút cáp nối từ khối data sang mạch điều khiển, rút cáp nguồn cấp cho khối data thì máy in vẫn khởi động bình thường.
Còn tiếp…
Mọi thắc mắc về máy in Laser vui lòng gởi vào forum để thảo luận.
Hoàng Trọng Nghĩa
Email : htnghiahd@gmail.com
1 – Màn hình bị chết điểm mầu
* Biểu hiện:
Trên màn hình có một hoặc nhiều điểm mầu không thay đổi được độ sáng trong mọi hoàn cảnh.
* Phương pháp kiểm tra:
– Bạn hãy thiết lập cho màn hình toàn mầu đen để phát hiện các điểm mầu chết ở dạng “không tắt được”
– Thiết lập cho màn hình toàn mầu trắng để phát hiện các điểm mầu “không sáng được”
Cách thực hiện:
– Kích phải chuột lên màn hình Desktop / chọn Properties / chọn Desktop
– Trong mục Background chọn [None]
– Trong mục Color: chọn mầu đen rồi OK
Khi đó cả màn hình sẽ đen, bạn hãy quan sát kỹ trên màn hình, nếu phát hiện thấy một chấm mầu đỏ hay mầu xanh hay mầu trắng v v… thì đó là điểm mầu bị chết “không tắt được”
Một số điểm mầu bị chết “không tắt được” tạo ra các điểm mầu xanh, đỏ trên nền đen
Một số điểm mầu bị chết “không sáng được” tạo ra các điểm mầu xanh, đỏ trên nền trắng
* Nguyên nhân chết điểm:
– Nguyên nhân của hiện tượng trên là do bị chết các Transistor điều khiển các điểm mầu trên màn hình, khiến cho điểm mầu đó không thay đổi được độ sáng khi có tín hiệu điều khiển.
* Khắc phục:
– Bạn không thể khắc phục được các điểm chết trên màn hình, các hãng sản xuất thường phải giảm từ 10 đến 20% giá thành của Monitor cho khách hàng khi phát hiện trên màn hình có từ 2 đến 3 điểm chết.
2 – Có đường kẻ mầu dọc hoặc ngang màn hình
* Biểu hiện:
Trên màn hình có một hoặc nhiều đường kẻ có mầu sắc không đổi dọc hoặc ngang màn hình
Hiện tượng chết đường kẻ dọc màn hình
Hiện tượng chết đường kẻ ngang màn hình
* Kiểm tra:
Hiện tượng trên hiển thị ngay trên màn hình trong mọi hoàn cảnh, vì vậy bạn không cần kiểm tra bạn cũng nhìn thấy.
* Nguyên nhân:
Nguyên nhân của hiện tượng trên là do đứt mạch in từ sau IC Drive điều khiển đường ngang và đường dọc của màn hình đến màn hình.
Nguyên nhân của đường kẻ dọc không đổi mầu sắc là do đứt mạch ở sau IC Drive hoặc đứt trên màn hình
Nguyên nhân của đường kẻ ngang không đổi mầu sắc là do đứt mạch ở sau IC Drive hoặc đứt trên màn hình
* Khắc phục:
– Nếu đứt mạch bên trong tấm LCD Panel thì bạn không thể nối lại được
– Nếu đứt mạch ở ngay sau IC Drive thì việc nối mạch cũng vô cùng phức tạp bởi đường mạch rất mảnh
3 – Màn hình bị mất một phần hình ảnh
* Biểu hiện:* Màn hình bị mất một phần hình ảnh dọc màn hình
Màn hình bị mất một phần hình ảnh dọc màn hình
Màn hình bị mất một phần hình ảnh ngang màn hình
* Nguyên nhân:
Hiện tượng trên thường do hỏng các IC Drive điều khiển đường dọc và đường ngang màn hình
Hỏng IC điều khiển đường dọc sẽ dẫn đến mất một phần hình ảnh dọc màn hình
Hỏng IC điều khiển đường ngang sẽ dẫn đến mất một phần hình ảnh ngang màn hình
* Khắc phục:
* Với trường hợp này, sự khắc phục duy nhất là bạn vệ sinh chân Connect từ mạch LVDS giao tiếp với các IC Drive điều khiển đường ngang và đường dọc màn hình.
* Thay đèn hình hoặc thay tấm LCD
– Khi thay đèn hình, bạn cần phải thay cả mạch LVDS bởi mạch này thường đi liền theo đèn hình.
– Bạn cần thay một đèn hình đúng với Model của máy, bạn khó có thể thay thế đèn hình như kiểu màn hình CRT bởi vì nó còn liên quan đến kích thước, vị trí các chân tín hiệu từ mạch Scaling tới, chúng có khoảng 12 đến 24 chân tín hiệu mầu Digital cho ba mầu, bốn chân tín hiệu điều khiển, chân cấp nguồn VDD và một số chân Mass
4 – Màn hình bị vỡ tấm LCD
* Biểu hiện:
Một phần của màn hình bị sáng trắng hay có mầu sắc không thay đổi được, phần khác vẫn có hình.
Màn hình bị vỡ một góc
* Nguyên nhân:
– Nguyên nhân thường do va chạm, do vận chuyển hoặc bị đánh đổ từ trên bàn xuống đất.
– Một nguyên nhân mà do các bạn thợ gây ra là do tháo vỏ máy, dùng tô vít cậy và có thể vỡ đèn.
* Khắc phục:
– Với đèn bị vỡ bạn chỉ có thể thay đèn hình hoặc thay tấm LCD
Đèn hình gồm tấm LCD và phần tạo ánh sáng nền
5 – Bị một nốt đen hoặc nốt mầu ở khu vực hiển thị hình ảnh
* Biểu hiện:
– Trên màn hình có một nốt đen không hiển thị hỉnh ảnh
Màn hình có một nốt đen
* Nguyên nhân:
– Do có một vật ném váo đèn hình hoặc khi sửa chữa do sơ xuất mà bạn để quên một con ốc vít dưới bàn rồi úp đèn hình đè lên chúng làm vỡ các điểm mầu trên màn hình.
* Khắc phục:
– Trường hợp này bạn phải thay đèn hinh hoặc thay tấm LCD
6 – Màn ảnh sáng trắng, không có hình
* Biểu hiện:
Màn ảnh sáng trắng không có hình.
* Nguyên nhân:
– Hiện tượng này thường do hỏng mạch LVDS mạch này được gắn liền với đèn hình
* Khắc phục:
– Với bệnh này bạn có thể sửa được sau khi bạn tìm hiểu mạch LVDS đi liền với đèn hình
7 – Các trường hợp sau thường không phải lỗi do đèn hình.
1. Bị mất ảnh, trên màn hình chỉ còn các đường sọc đen trắng ngang màn hình.
– Hiện tượng này thường không phải lỗi của đèn hình mà do lỗi của khối xử lý tín hiệu ảnh
– Khi bị mất tín hiệu H.Blank từ mạch Scaling đưa sang mạch LVDS thì sẽ sinh ra hiệ tượng dưới đây
2. Màn hình bị sai mầu, hình ảnh bị lang ben.
– Khi hỉnh ảnh bị loang mầu trông giống bệnh lang ben hay giống vết dầu loang thì đó thường không phải lỗi đèn hình
– Nguyên nhân của hiện tượng dưới đây thường do mất một hoặc nhiều đường tín hiệu mầu Digital từ mạch Scaling đưa sang mach LVDS
3. Màn hình có các đường kẻ sọc mầu dọc màn hình
– Hiện tượng này thường không phải lỗi của đèn hình mà do lỗi của khối xử lý tín hiệu ảnh
– Khi bị mất tín hiệu Pixel Clock từ mạch Scaling đưa sang mạch LVDS thì sẽ sinh ra hiệ tượng dưới đây
4. Màn hình đen thui, mặc dù vẫn có đèn báo nguồn.
Có hai trường hợp dẫn đến hiện tượng này
a) Trường hợp mất ánh sáng nền (mất đèn cao áp)
– Khi đó màn hình tối đen nhưng khi bạn lấy bóng đèn soi vào màn hình bạn vẫn thấy có hình ảnh mờ mờ phía trong đèn hình.
b) Trường hợp bị mất tín hiệu Video
– Trường hợp bị hỏng mạch xử lý tín hiệu Video cũng gây ra hiện tượng đen thui màn hình, với trường hợp này bạn nhìn từ một góc nghiêng thì thấy màn hình vẫn sáng.
8 – Câu hỏi thường gặp
1. Câu hỏi 1 – Khi mua một màn hình LCD cũ thì cần kiểm tra như thế nào ? Trả lời:
Khi mua màn hình LCD cũ bạn cần lưu ý các điểm sau:
– Nhìn độ sáng màn hình có đạt với yêu cầu của bạn không ?, thông thường các màn hình có độ sáng tốt thì cho hình ảnh rực rỡ hơn.
– Chỉnh độ Contras lên cao nhất xem có bị loá không, một số màn hình kém khi chỉnh Contras lên cao thì chi tiết sáng bị loá đi và không còn nhìn thấy chi tiết ảnh.
– Đưa màn hình về đen 100% và trắng 100% để quan sát xem có điểm mầu chết không ?, cứ mỗi điểm chết bạn hãy trừ đi 10% giá thành nếu bạn chấp nhận mua nó.
– Bạn nhìn từ một góc nghiêng xem có thấy rõ hình không ?, một số màn hình kém có góc nhìn hẹp khi bạn nhìn nghiêng nó bị sai mầu hoặc không rõ hình.
– Bạn nhìn các chi tiết nhỏ nhất trên màn hình có tinh xảo không ?, ví dụ như nét chữ, đường kẻ chúng càng mảnh thì thì thể hiện độ nét của màn hình càng cao.
– Chỉnh tăng độ phân giải trên máy tính lên xem màn hình có thể hiển thị được độ phân giải tối đa là bao nhiêu, nếu màn hình có độ phân giải thấp thì khi tăng độ phân giải ở máy tính lên cao hơn độ phân giải cực đại của màn hình nó sẽ mất hình, vì vậy độ phân giải của màn hình càng cao càng tốt.
– Mở một hình phong cảnh xem mầu sắc có rực rỡ không, nếu mầu càng rực rỡ thì thể hiện độ sâu mầu càng cao.
2. Câu hỏi 2 – Màn hình có những lỗi gì và có khắc phục được không ? Trả lời:
Màn hình thường có những lỗi sau đây mà bạn không thể khắc phục được hoặc rất khó khắc phục:
– Màn hình bị chết điểm mầu (trên màn hình có những điểm có mầu sắc không thay đổi trong mọi tình huống)
– Màn hình có đường kẻ sọc mầu dọc hoặc ngang màn hình
– Màn hình có nốt đen hoặc thâm trên màn hình
– Màn hình vị vỡ, bị dập.
3. Câu hỏi 3 – Màn hình bị mất mầu xanh lá, chỉ còn màn hình mầu tím ngắt, có thể do hỏng đèn không ? Trả lời:
– Với màn hình CRT thì hiện tượng trên có thể do hỏng Ka tốt G, còn màn hình LCD thì hiện tượng trên không phải do đèn.
– Trên đèn CRT thì các điểm mầu có phát sáng hay không là phụ thuộc vào các dòng tia điện tử phát ra từ các Katốt tương ứng, còn trên màn hình LCD thì các điểm mầu đều do một tín hiệu chung là xung Pixel Clock điều khiển, nếu mất xung này thì sẽ mất hình ảnh chứ không phải chỉ sai mầu
– Hiện tượng mất một mầu trên màn hình LCD thường chỉ do mất một tín hiệu mầu từ Card Video đưa tới, có thể do đứt cáp tín hiệu.
4. Câu hỏi 4 – Bạn hãy so sánh hai loại đèn hình LCD và đèn hình CRT Trả lời:
Giống nhau:
– Cả hai loại màn hình đều sử dụng nguyên lý quét để tạo ra hình ảnh động.
– Cả hai loại màn hình đều có thể hiển thị được vô số mầu sắc nhưng thực chất chỉ có ba mầu cơ bản là : đỏ – xanh lá và xanh lơ.
Khác nhau:
– Đèn hình CRT dùng tia điện tử để kích thích cho chất phospho phát sáng tạo ra ánh sáng trực tiếp từ lớp phospho đó, có ba loại phospho và chúng có khả năng phát ra ba mầu đỏ, xanh lá và xanh lơ khi có tia điện tử kích thích.
– Đèn hình LCD thì lại dùng điện áp điều khiển các tinh thể lỏng cho phép ánh sáng xuyên qua nhiều hay ít, sau mỗi phần từ tinh thể lỏng là các tấm lọc mầu để lọc ra mầu đỏ, xanh lá hay xanh lơ.
– Đèn hình CRT sử dụng các cuộn lái tia để lái tia điện tử quét theo chiều ngang và theo chiều dọc màn hình, cuộn lái dòng thì điều khiển tia điện tử quét từ trái qua phải màn hình còn cuộn lái mành thì điều khiển cho tia điện tử quét từ trên xuống dưới màn hình.
– Đèn LCD lại sử dụng các xung điện để dịch chuyển sự điều khiển sang các điểm ảnh kế tiếp, mỗi xung Pixel Clock xuất hiện là nó dịch chuyển sang để điều khiển điểm ảnh kế tiếp ở bên phải, mỗi khi xung H.Blank xuất hiện là nó chuyển xuống dòng kế tiếp và mỗi xung V.Blank xuất hiện là nó quay về điểm xuất phát để thực hiện quét một màn hình mới.
– Do mầu sắc được phát ra trực tiếp từ lớp phospho nên màn hình CRT thường sáng hơn và mầu sắc rực rỡ hơn màn hình LCD
– Màn hình CRT sử dụng từ trường để lái dòng tia điện tử và không tránh khỏi hiện tượng cong đường biên hay gọi là méo gối khiến cho khi bạn thiết kế độ hoạ thì các đường thẳng bị cong đi, còn trên màn hình LCD thì các đường thẳng luôn luôn thẳng tuyệt đối.
– Trên màn hình CRT có hiện tượng nhoè hình khi thời tiết bị ẩm làm sai điện áp Focus còn trên màn hình LCD thì không bao giờ có hiện tượng đó.
– Đèn hình CRT khi độ phát xạ của các ka tốt bị yếu đi khiến hình ảnh mờ và sai mầu, khi đó bạn phải thay đèn hình, còn trên màn hình LCD, khi ảnh tối đi bạn có thể thay thế bóng cao áp với giá thành rất nhỏ so với phải thay đèn hình.
– Đèn hình CRT có điện áp HV lên tới 15.000V đến 20.000V còn đèn hình LCD thì điện áp HV chỉ có từ 1000 đến 1500V vì vậy nó an toàn hơn cho các bạn thợ.
– Đèn hình CRT có thể phát ra các tia tử ngoại có hại cho sức khoẻ của người sử dụng còn màn hình LCD thì không.
– Đèn hình CRT còn có hiện tượng nhiễm từ gây ra loang mầu còn màn hình LCD thì không bị ảnh hưởng bởi từ trường.
5. Câu hỏi 5 – Hãy cho biết điểm giống và khác nhau giữa đèn hình Monitor LCD và Tivi LCD Trả lời:
Giống nhau:
– Cả hai loại màn hình đều có nguyên lý hoạt động như nhau
– Cả hai loại màn hình đếu có cấu tạo như nhau
– Các tiêu chuẩn đánh giá về chất lượng của hai loại đèn có một số điểm tương đồng
Khác nhau:
– Đèn hình Monitor LCD thường có độ phân giải cao hơn nhiều so với đèn hình Tivi LCD
– Các tần số Pixel Clock, H.Lank và V.Blank của Monitor LCD cao hơn của Tivi LCD
– Công nghệ sản xuất đèn hình Monitor LCD tinh vi hơn đèn hình Tivi LCD
– Độ sáng max của màn hình Monitor LCD thường yếu hơn của màn hình Tivi LCD
Nguồn: hocnghe.com.vn
Hôm nay là lễ 30/4, được nghĩ ở nhà nên định vào chăm sóc cái web: http://lqv77.com nhưng server lại bị lỗi. Thĩnh thoãng vẫn bị do phải HOST chung với nhiều Web khác mà. Thường thì báo bên quản lý server nhờ reset server lại là xong, nhưng hôm nay chắc họ đi chơi lễ hết hay sao mà PM = yahoo, nhắn tin và call = điện thọai đều không được. Bó tay Lễ với lộc.
Bèn buồn hiu vào phiên bản “dự phòng” này POST bài.
Vào năm 2005 khi tham gia một forum mang tên http://vnechip.com tôi có 2 bài viết: “Làm gì khi máy tính không hình không tiếng” và bài “Hướng dẫn sử dụng card test main”. Nhưng 2 bài này tách riêng và chỉ có giới thiệu dưới bài một liên kết là nếu không được thì phải dùng card test mainboard.
Vừa qua, lọat bài viết chuyên về “hướng dẫn sửa mainboard” của tôi chú trọng đối tượng là anh em KTV sửa chữa. Yêu cầu phải có kiến thức điện tử cơ bản tối thiểu thì mới “đọc nổi”. Đa phần là anh em đã qua nghề “sửa chữa điện tử” mới theo nổi mà thôi.
Nên hôm nay, tôi sẽ bắt đầu lại từ bài “Hướng dẫn sử dụng card test mainboard – 2009 version” này với ý đồ mở rộng đối tượng đến các vọc sĩ không chuyên về “điện tử” có thể sử dụng tool này phục vụ cho công việc hoặc nhu cầu “vọc” của mình.
Tôi không quảng cáo card test hay giới thiệu dài dòng như phiên bản trước, hãy tự tìm hiểu thêm bài viết cũ nhé. Tôi sẽ đi thẳng vào hướng dẫn cụ thể cách sử dụng.
Dĩ nhiên, mọi người phải trang bị 1 card test main rồi, lọai bình thường giá khoảng 50k là có thể mua được. Có bán tại các cửa hàng vi tính hay khu vực Chợ Nhật Tảo Tp. HCM hoặc lên mạng thì thấy quảng cáo tùm lum luôn.
Yêu cầu tối thiểu cho card test này:
- Có các LED báo nguồn chính 5V, 12V, 3v3 <– Cái này cũng không quan trọng lắm, vì khi thiếu 1 trong các mức nguồn chính này bộ nguồn lập tức cua ngay. Đa phần tôi nhìn các đèn báo nguồn này để xác định card có tiếp xúc tốt với khe cắm PCI không mà thôi. Cho nên nếu card test không có cũng không sao. Về cơ bản nên có.
- Có LED báo CLK: <– Báo hiệu xung clock đã họat động tốt.
- Có LED RST: <– Đèn này sẽ sáng rồi tắt để báo hiệu đã có xung reset. Xung này rất quang trọng và thường bị mất khi một trong các yếu tố như nguồn cấp hay xung clk… trên main bi mất hoặc thiếu.
- 2 hoặc 4 LED 7 đoạn để báo mã POST: <– Cái này là không thể thiếu và nó chính là chức năng cơ bản nhất của Card test.
Ngòai ra, một số card test lọai mới có thể sẽ không có hoặc có thêm một số đèn báo khác như: Frame/OSC, BIOS/IRDY, RUN
- Do các LED này không thống nhất giữa các nhà sản xuất nên nó sẽ chạy trên một số mainboard và không chạy trên một số mainboard khác. Nên 3 LED này (tên thì đến 5 lọai) thật ra gần như 1, khi main đã chạy thì sẽ sáng hoặc nhấp nháy.
- Đối với các bạn mới tập tành sử dụng thì chỉ nên mua lọai 2 LED 7 đoạn và 8 hoặc 9 LED báo nguồn và chức năng là OK rồi.

Dạng này là OK giá chỉ khoảng 50k VND thôi.
Các hạn chế của lọai card test main thường này:
Không hổ trợ cho các dòng main mới chipset từ 9xx trở lên, main ECS, INTEL, GIGABYTE đời mới có thể không nhận luôn hoặc báo mã lung tung và dừng chết ở các mã 26, C0, FF cho dù main có chạy hay không chạy.
Để khắc phục thì phải mua card xịn mắc tiền, để sử dụng rành đi rồi tính tiếp.
Trở lại với phần “Hướng dẫn sử dụng card test main – 2009 Version”
Khi một PC bị không hình không tiếng, dĩ nhiên đối với 1 bạn có kinh nghiệm thì sẽ làm một số thao tác như chùi RAM, chùi card VGA, thay thử CPU… cuối cùng kết luận hư main sau khi đã dùng hết tất cả các phép “lọai trừ”. <– Dạng này rất nhiều, gần như chiếm đa số và có một mẫu số chung là “không biết sử dụng card test main”.
Khi một máy tính không lên hình đến chổ tôi. Việc đầu tiên là tôi cũng cắm thử nguồn và bấm power nghe coi có tiếng gì không???
Nếu có tiếng BEEP thì đơn giản rồi đúng không? Nhiều bạn có kinh nghiệm chỉ cần nghe tiếng BEEP này là có thể xử lý được rồi.
Một trường hợp có tiếng BEEP nhưng có kinh nghiệm đến đâu cũng xử lý không được đó là:
Máy kêu BEEP dài (nghi lỗi RAM), tháo RAM ra thử vẫn BEEP dài, vệ sinh RAM cắm vào lại thì hết BEEP dài nhưng vẫn không lên hình.
Lỗi này có các nguyên do sau:
- Lỗi VGA (nếu VGA onboard thì chết chắc), nếu VGA rời thì có khả năng lỗi card VGA hoặc mất nguồn VGA trên main.
- Lỗi RAM
- Lỗi đường nguồn RAM trên main.
- Lỗi buss RAM
- Lỗi chip Bắc.
Bạn sẽ rất khó khăn khi xác định lỗi này nếu không có “card test main“. Có thể bạn sẽ dùng 1 thanh RAM khác và 1 card màn hình khác để “loại trừ”.
Nếu dùng card test main:
Nếu có tiếng BEEP thì đa phần là main + CPU đã chạy: Lỗi chỉ còn là RAM và VGA mà thôi, lúc này card test main sẽ chạy và hiện số lên rồi.
Nếu quan sát thấy card test main nhảy số: C0, C1… D0, D1… EA… 7F… FF thì 100% main + CPU + RAM đã chạy hoàn hảo vấn đề không lên hình là do lỗi VGA mà thôi. Thử vệ sinh khe cắm AGP, thay thử AGP khác. Nếu VGA On Board thì chia buồn luôn.
Nếu Card Test Main hảy số: C0, C1.. rồi dừng C5, C6 hay D5, D6, EA thì lỗi là do RAM, buss RAM, chip Bắc. Bỏ qua kiến thức về điện tử thì chỉ còn thay thử thanh RAM. Nếu vẫn không được thì lỗi có thể do buss RAM hoặc chip Bắc.
Rỏ ràng trong trường hợp này nếu không có card test main thì rất khó xác định thành phần nào bị lỗi.
Vậy nếu máy không có tiếng BEEP?
Kinh nghiệm đến đâu cũng chỉ dùng lại ở các bước:
- Thay thử nguồn, RAM, CPU hoặc đem từng món sang máy khác mà thử… cuối cùng sau gần 30 phút đến 1 giờ thì kết luận hư main.
Nếu dùng card test main:
Trước tiên, tôi sẽ rút hết các dây cáp tín hiệu và cáp nguồn của tất cả thiết bị. Chỉ chừa lại đúng main + CPU + RAM + Card test Main. Bật máy và quan sát “card test main“.
Bỏ qua trường hợp hư nguồn ATX, và main không kich được nguồn vì 2 trường hợp này 1 là thay nguồn tốt là lọai trừ được ngay.
Bỏ qua luôn trường hợp kích nguồn quạt quay được chút xíu rồi tắt vì lỗi này 100% là do chập nguồn main.
Còn lại là kích nguồn, quạt quay nhưng không beep, không lên hình.
Quan sát Các led trên card test main:
- Các LED báo nguồn 5V, 12V, 3v3 thường là đầy đủ, chỉ thếu khi ta cắm card không tiếp xúc tốt mà thôi. <– Kết luận bộ nguồn ATX đủ.
- LED CLK: phải sáng Mất xung reset –> Main hư. Nếu nó sáng rồi tắt thì bấm thử nút reset nếu nó tiếp tục sáng rồi tắt thì xung reset đã OK.
Quan sát các LED chức năng xong thì tiếp theo là theo dõi các LED 7 đoạn (LED hiện số):
- Nếu không hiện gì: Main + CPU chưa chạy, hoặc card test đểu không support. CPU tốt thì lỗi main.
- Nếu hiện ngay FF hoặc C0: vẫn như trên: Main + CPU chưa chạy, hoặc card test đểu không support. CPU tốt thì lỗi main.
- Nếu nhảy C0, C1 hoặc D0, D1: Lỗi này cũng do main và CPU chưa chạy, nhưng có thể do nguồn cấp cho CPU không ổn hoặc main không support CPU.
- Nếu card test báo lung tung (tắt mở lại thì báo lỗi khác) đa phần do lỗi BIOS hoặc card test đểu xuất code là Rác không có ý nghĩa gì.
- Nếu card test báo 26: đa phần là do card test đểu nên hiện lỗi sai. Thường gặp ở main INTEL và GIGABYTE.
- Card test báo 05, D6, C5 (tùy lọai BIOS) thì lỗi là do chính BIOS.
- Card test báo 7F: main đã chạy, đã lên hình, màn hình đang dừng tại thông báo bấm F1 để tiếp tục. Nếu cắm bàn phím rồi, nhấn phím F1 thì card test sẽ nhảy tiếp và báo FF là coi như main OK. Nếu vẫn chưa lên hình thì lỗi là do VGA mà thôi.
Trên đây là những mã lỗi thông dụng nhất, muốn biết cụ thể hơn thì phải xác định BIOS của hãng nào, đời nào rồi tra bảng chính xác tương ứng của nhà sản xuất chip BIOS. CÓ thể tham khảo các bảng tra tại:
http://www.postcodemaster.com/
Lê Quang Vinh
Nên đọc bài này trước: USB flash disk – Toàn tập
Lỗi này là chung cho tất cả các thiết bị dùng giao tiếp USB chứ không riêng gì USB flash disk mới bị.
Khi cắm thiết bị USB vào máy hệ điều hành sẽ báo:
not_reco
1. Do kết nối USB tiếp xúc không tốt:
- Có thể khi ta cắm vào tiếp xúc không tốt hoặc có rò rỉ từ đầu usb vào đến ic điều khiển (có khi đi qua điện trở, hoặc tụ – thay thử các điện trở và tụ này) .
usbgt2. Sút áp đường vào:
- Áp nguồn 3v3 vì lý do rò rỉ nào đó đã tụt xuống quá thấp còn lại chừng hơn 2v.
- Đa phần là hư zenner, ic ổn áp hoặc tụ lọc nguồn.
3. Chết thạch anh:
- Rất thường xảy ra, nếu nghi ngờ thay thử 1 thạch anh 12Mhz để lọai trừ khả năng này là xong.
4. Lỗi IC điều khiển:
- Nếu đã kiểm tra các bước đều OK mà không co gì cải thiện thì có thể IC điều khiển đã bị lỗi. Nó không chết hẳn nhưng đã họat động không như ta mong muốn. Cách xử lý là thay IC điều khiển (đúng lọai) hoặc thay bo như trường hợp chết IC điều khiển.
Bài này ứng dụng cho tất cả các thiết bị dùng giao tiếp USB chứ không riêng gì USB Flash disk đâu nhé.
Lê Quang Vinh
Nênđọc bài này trước: USB flash disk – Toàn tập
Pan 2: Cắm usb flash disk vào máy, hệ điều hành sẽ nhận ra và hiện ổ đĩa nhưng khi ta truy xuất vào ổ đĩa này thì hệ điều hành sẽ báo lỗi.
usb1
Hoặc vào xem được file, folder nhưng không xóa, edit, copy… nói chung là không làm gì được cả.
1. Do lỗi firmware:
- Bệnh này rất thường xảy ra, đối với usb flash disk và cả đối với máy nghe nhạc mp3, mp4… cách xử lý thì hòan toàn giống nhau đó là nạp lại firmware.
usbest-toolTool nạp lại firmware của dòng ic USBest
- Việc nạp lại firmware này yêu cầu phải xác định usb flash, mp3, mp4 của mình xài ic điều khiển nào (tháo vỏ ra coi) rồi dùng đúng chương trình của ic đó để nạp lại (không có tool hoặc chip lạ quá thì phải search trên mạng hoặc post bài vô các forum chuyên về vấn đề này mà nhờ tìm giúp).
- Quá trình nạp lại firmware gần giống như ta “low level format” ổ đĩa cứng. Tôi sẽ có các bài viết hướng dẫn riêng cho từng lọai chíp thông dụng. CÒn các chip khác thì tương tự, khi đã có kinh nghiệm rồi thì chỉ cần có tool là có thể dùng được ngay thôi.
2. Link download một số tool nạp lại firmware cho usb:
Các tool khác có thể tìm thêm tại:
Hoặc có thể post yêu cầu nhờ tìm giúp
3. Do lỗi chip nhớ (flash):
- Nếu đã dùng tool đề nạp lại firmware mà vẫn không được, hoặc tool báo lỗi chip nhớ không có hoặc không hổ trợ (No/Un supported Flash). Ta nên hàn lại chân của chip nhớ (flash) rồi thử lại. Nếu vẫn thất bại thì chip nhớ (flash) đã bị lỗi. Chí còn cách thay chip nhớ khác mà thôi.
usb2
- Dĩ nhiên, khi thay chip nhớ khác ta có thể thay khác dung lượng và nạp lại firmware là có thể hoặt động bình thường.
memorychip1
Lê Quang Vinh
Nênđọc bài này trước: USB flash disk – Toàn tập
Pan 1: Khi cắmUsb flash disk vào máy, máy không có biểu hiện gì, đèn báo không sáng.
Chuẩn đoán:
- Mất nguồn usb flash hoàn toàn tê liệt.
t1ycdaxauutz1upjx
Nguyên nhân 1: Gãy, đứt chân giao tiếp USB
- Lỗi này thường xảy ra các những loại có vỏ cao su mềm như Jog, A-data.
- Gặp lỗi này, bạn có thể vừa rút vừa dùng mũi dùi, dao tỉa đứt keo dính mạch điện vào vỏ cao su để lôi mạch ra ngoài. Nhìn bằng mắt thường, kính lúp xem chân nối từ cổng vào mạch điện có đứt_gãy không. Nếu có thì hàn lại.
- Những bạn có đồng hồ vạn năng có thể đo kiểm tra bằng thang đo điện trở (xO) để phát hiện đứt.
Nguyên nhân 2: Do chết cầu chì (nếu có) cấp nguồn 5V(+) từ chân cắm USB đến IC giao tiếp.
- Hãy dò từ chân Vcc 5V(+) tới khu vực IC giao tiếp (phải dùng kính lúp chứ ko thể nhìn rõ bằng mắt thường). Sẽ thấy (có thể có hoặc không) 1 điện trở cầu chì, loại SMT (linh kiện dán) thường là màu đen (ký hiệu R.., L.. hoặc FB.., F.., FS…) .
- Đo kiểm tra điện áp sau cầu chì này :
  • - Nếu 3.3V : Tốt (Đây chính là R sụt áp của mạch ổn áp zene)
  • - Nếu 5V : Tốt (Đây chính là R cầu chì)
Nguyên nhân 3: Do hư hỏng mạch ổn áp (để hạ từ 5V xuống 3.3.V
zenner- Đây là dạng mạch ổn áp đơn giản nhất chỉ bao gồm 1 zenner hoặc 1 ic ổn áp 3.3. Thường thì bị đứt R hạng dòng, điện trở cầu chì, chết zenner, chết ic ổn áp.
- Nếu chết IC ổn áp bạn có thể thay bằng các IC ổn áp 3v3 trên các mainboard xác như con 1117, hoặc 1084, 1085…Kẹt quá thì dùng 2 diode nối tiếp đường 5 vôn để sụt áp bớt. Nhưng cách này chỉ là dạng chữa lửa mà thôi.
diode
Nguyên nhân 4: Chết ic giao tiếp.
- Nếu đã có nguồn 3v3 thì hàn lại các chân ic giao tiếp, vẫn không chịu nhận thì có thể ic giao tiếp đã bị chết. Trường hợp này thì chỉ có thể “để dành” chip flash lại để chừng nào có cái usb nào bị chết flash thì thay qua mà thôi.
- Vài nơi có sẳn mạch usb và ic giao tiếp thì có thể thay thề nguyên mạch này và chỉ cần xả chip flash qua và chạy lại firmware là xong.
t1ycdaxauutz1upjx- Chi phí cho việc thay bo này là 30-40k tùy nơi. Nhưng rất ít nơi có bo lọai này.

Lê Quang Vinh

usb_flash_disk_u172p_2gbNgày nay việc sở hữu 1 thiết bị lưu trữ nhỏ gọn và tiện ích như USB flash disk (UFD) gần như là một thứ không thể thiếu với người sử dụng vi tính. Giá cả thì ngày càng rẻ và đi củng với giá rẻ là việc chất lượng ngày càng đi xuống.
Để tìm hiểu thêm về cấu tạo, nguyên lý họat động, những lỗi thường gặp và cách xử lý của lọai UFD này lqv77 tôi xin trình bày lọat bài viết “Usb Flash Disk – Toàn tập”.
Bài viết chủ yếu dựa trên các bài viết do bạn:
Hoàng Trọng Nghĩa
Địa chỉ: 7B/20/60 Nguyễn Lương Bằng, thành phố Hải Dương.
Mobile phone : 0963688799 – Email : htnghiahd@gmail.com
Cung cấp dưới dạng các bài viết trong forum: http://lqv77.com/forum/
1. Cấu tạo:
- Về mặt phần cứng UFD chỉ bao gồm 4 phần trong đó phần đầu cắm USB và thạnh anh 12 MHz coi như phụ còn lại 2 phần chính đó là ic giao tiếp, và chip nhớ (dạng flash).
1.1 Đầu cắm USB:
usb_a_pinout- Với 4 đường cáp chức năng như hình vẽ trên gồm: Gnd, Data-, Data+, +5V. Và đây là hình ảnh bên trong của đầu cám usb này và 4 đường kết nối của UFD.
482699510_ef36b7234f
- Và hình ảnh sau khi đã tháo bỏ đầu cắm usb ra, còn trơ lại 4 lỗ chân giao tiếp.
482699596_ce5659dd8d
Đầu cắm này hay bị bung mối hàn dẫn đến chậm chờn lúc nhận lúc không hoặc không chạy hoàn toàn.
1.2 Ic giao tiếp:
625px-usbkey_internals
  • - 1. Đầu cắm USB
  • - 2. IC giao tiếp.
  • - 4. Chip nhớ (Flash)
  • - 5. Thạch anh 12Mz.
- Ic điều khiển là một dạng “vi xử lý” chuyên dùng, điều khiển việc kết nối, truyền nhận và lưu trữ dữ liệu.
- Các lọai IC giao tiếp thông dụng đó là: iCreat, Alcor, Phison, Oti, Profilic, SSS-Solid State System, Netac, Ameco, Chipsbank, Skymedia, USBest…
- Bên trong các chip điều khiển này có một đoạn chương trình mà ta gọi là firmware. Đa phần lỗi của UFD đều từ cái firmware này mà ra.
1.3 Chip nhớ (Flash):
- Nơi lưu trữ dữ liệu thực sự và khả năng lưu trữ nhiều hay ít tùy thuộc vào chip nhớ này.
memorychip
1.4 Thạch anh 12Mhz:
- Tạo xung nhịp cho “vi xử lý” họat động.
quartz_crystal_oscillator-1
1.5 Linh tinh khác:
- Ngòai ra còn có led báo nguồn và báo hiệu chế độ đọc/ghi dữ liệu. Switch gặt chế độ cho hoặc không cho ghi đè…
usb_flash_memory
Trang: [2] [3] [4]
Lê Quang Vinh
Vấn đề này tôi đã đề cập trong bài viết “Các bước kiểm tra quan trọng khi sửa chữa” nhưng nhiều bạn vẫn thắc mắc và gởi câu hỏi cho tôi. Nên tôi tách ra thành 1 bài riêng vậy.
Các bước kiểm tra đã đầy đủ nghĩa là:
  • 1. Kích nguồn được (đè luôn nút ps-on phải tắt nguồn).
  • 2. Có xung clock.
  • 3. Các nguồn đủ – bao gồm:
  • 3.1 Nguồn CPU: Vcore
  • 3.2 Nguồn RAM, buss RAM
  • 3.3 Nguồn chipset Bắc, NAM, nguồn AGP (nếu có)
  • 4. Xung reset OK (sáng rồi tắt, kích nút reset phải sáng rồi tắt)
Đến đây mà CPU chưa chạy, card test vẫn in re (card xịn thì sẽ báo NO hoặc 4 dấu – - – -) ý là CPU chưa chạy. Card đểu thì sẽ báo C0, FF hoặc không báo gì.
Nhiều bạn sẽ rất lúng túng.
Ta phân tích lý thuyết chút xíu: Chip NAM cơ bản đã họat động vì mạch kích nguồn có sự tham gia của chip NAM và có xung Reset thì gần như chip Nam đã OK.
Một câu chuyện rất đáng để quan tâm như sau:
Một bạn (tôi xin phép dấu tên) kiểm tra đến bước này rồi không hiểu nghĩ sao đè chip NAM ra đập vì cho rằng chip NAM chưa chạy hoặc chip NAM lỗi nên CPU chưa chạy. Bạn cho rằng mình có “máy đo socket và đường Data từ chipset Bắc đến CPU đã tốt và máy báo đường Data từ chipset Bắc đến chip NAM bị lỗi - máy báo vậy” thế là đè chip NAM ra đập cho chip NAM chết tươi luôn. Hậu quả là sau khi đập chip NAM xong, main từ “đầy đủ” chuyển sang “trạng thái” mới “không kích được nguồn” <– Bó tay với bạn này. Tôi càng bó tay và không hình dung ra cái máy “cực kỳ thông minh” của bạn như thế nào mà “xác định” được đường data từ chipset Bắc đến socket là tốt và đường data từ chipset Bắc đến chipset Nam bị lỗi. Tôi hỏi bạn tại sao lại đè chipset NAM ra đập bạn nói vì máy đo của bạn rất chính xác và vì theo kinh nghiệm của bạn ấy là chip NAM chưa chạy.
- Bỏ qua câu chuyện trên, trở lại vấn đề. Sở dĩ tôi nói chip NAM cơ bản đã họat động vì rỏ ràng mạch kích nguồn có sự tham gia của chip NAM, mạch reset thì cũng có sự tham gia của chip NAM. Nếu đã kích được nguồn, có reset thì cơ bản là chip NAM đã chạy (còn chạy có bị lỗi hay không thì sẽ tính sau).
- Vấn đề là tại sao CPU chưa chạy? Xem sơ đồ sau:
cpu-not-run- Để CPU chạy thì trước tiên CPU phải “tiếp xúc tốt” với socket và socket phải tiếp xúc tốt với mainboard. Do một số socket CPU không phải dạng chân cắm xuyên qua mainboard mà là lọai chân gầm như dạng chipset.
- Để xác định CPU có tiếp xúc tốt với socket thì chỉ còn cách nhìn bằng mắt thường coi các chân cpu và khe tiếp xúc của socket có tiếp xúc tốt hay không. Nếu là socket 478 thì có thể tháo miếng chụp màu trắng ra để vệ sinh các chân đồng. Socket 775 thì quan sát kỹ các chân tiếp xúc (rất dễ bị vênh, gẫy chân).
socket775
- Để xác định socket (lọai chân gầm) có “tiếp xúc” với main board hay không (chân gầm thì có trời mới biết). Nhẹ thì khi ta đè mạnh CPU có thể tiếp xúc trở lại và CPU sẽ chạy. Nặng thì ta phải “hấp” socket lại cho các chân chì tiếp xúc lại. Nặng nữa thì phải thay luôn cả socket (vì socket không thể làm chân lại như chipset).
- Bước này, một số trang web có giới thiệu 1 thiết bị gọi là “test socket” và theo tôi thì thiết bị này nếu có thể sẽ kiểm tra xem các chân của socket có tiếp xúc tốt với mainboard hay không mà thôi. Do tôi chưa có mua về test thử nhưng tôi dám chắc rằng bạn mà tôi nêu trong ví dụ trên chỉ có thiết bị test socket này thôi. Mà bạn lại nói “máy test đường data” gì gì đó nghe “mất hồn”.
- Về nguyên tắc thì thiết bị này sẽ cấp nguồn riêng (có thể là pin hoặc adapter) rồi thông qua socket từng chân sẽ có nội trở so với mass thì sẽ sáng 1 led. Nếu chân nào không tiếp xúc với main thì nội trở là vô cùng và led đó sẽ không sáng. <– Kết luận, chỉ xác định là các chân của socket có tiếp xúc tốt với mainboard hay không mà thôi. Hoàn toàn không có việc “đường data từ chipset Bắc đến CPU là OK”. Thiết bị này tôi đã đề nghị cty mua về để test thử coi “thực sự” như thế nào và tôi sẽ có bài review thiết bị này sau.
- Trở lại bài, CPU tiếp xúc tốt với socket, socket tiếp xúc tốt với mainboard rồi. Nguồn Vcore cấp cho CPU OK – CPU sẽ nóng lên (cái này phải test bằng CPU tải giả vì khi ta đo trên tải giả là đo trong chính socket còn khi ta đo ở cuộn dây vẫn còn bên ngòai socket). Xung clock, power good, reset (đều đo bằng CPU tải giả hết). Nếu đã OK luôn thì còn lại cũng chính là chipset Bắc.
- Rỏ ràng ta thấy chipset Bắc đứng giữa và làm trung gian cho CPU và chip NAM mà chip NAM đã chạy, CPU đã chạy (nóng lên) thì còn lại chỉ có duy nhất thằng chipset Bắc này. Tôi đã đề cập đến trong bài riêng về chipset Bắc rồi. Tuy nhiên nhắc lại luôn, các đường mạch đẫn đến chip Bắc nếu đứt thì khó mà nhận ra (quan sát thật kỹ một số main có các đường nối mạch không phủ nhủ như dạng cầu chì để khi có sự cố thì sẽ gây đứt mạch bảo vệ chip Bắc) cả mặt trên và mặt dưới của mainboard. Các đường này dẫn đến CPU, RAM, AGP hoặc VGA out và chipse NAM.
- Nếu giả sử các đường buss này không bị đứt (đứt mà mình không thấy thì cũng bó tay, hoặc đứt mạch bên các lớp trong thì cũng bó tay) thì vấn đề còn lại là lỗi do chipset Bắc.
- Nhẹ thì chỉ bị hở, đè mạnh sẽ chạy, hấp chip Bắc lại sẽ chạy tốt. Nặng hơn tí, phải “đá” nhẹ cho các chân chì tiếp xúc lại, vẫn không được thì tháo chip ra làm chân đóng lại, vẫn không được thì chỉ còn cách “thay chip mới”.
- Nói luôn cho đầy đủ, nếu thay chip mới vẫn không chạy thì… chia tay sớm bớt đau khổ, đã làm đến bước này mà không chạy thì đố cao thủ nào làm cho chạy nổi. Hoặc giả ta đã bỏ xót một bước nhỏ nào, chịu khó kiểm lại thử một lần nữa nhé.
- Sau khi chip Bắc OK, CPU sẽ chạy, lúc này card test main sẽ phải chạy thường thì C0, C1… D0, D1…E… nếu gắng loa beep có thể se có tiếng beep… Nếu code nhảy lung tung thì nạp lại chip BIOS rồi tính tiếp. Nếu cứ chết đơ ở mã 26 thì chuẩn bị tiền mua card test xịn là vừa. Còn nếu cứ C0 hoặc FF hòai thì cũng nên nghĩa đến chuyện mua card test xịn mà xài.
Lê Quang Vinh
1. Xác định chân (Vcc) Nguồn RAM ddr 1: 2V5
ddr-lqv77Trên hình minh họa là các chân có tể đo áp Vcc cho Ram drr1. Nhưng để cho dễ nhớ, tôi xin gợi ý các chân sau:
- Chân số 7: tìm chân số 1 (có ghi số 1 trên khe cắm RAM) đếm đến chân số 7.
- Chân 184: tìm chân số 184 (có ghi trên khe cắm RAM)
- Chân số 143: riêng tôi thì dùng chân 143 này, vị trí thì “từ ngàm chống cắm ngược cách ra 1 khe – khe bên trái (khe RAM dựng đứng) – bên dài là 143″. Ưu điểm là tôi khỏi phải nhớ là chân số mấy. Chỉ cần cách ngàm chống ngợc 1 khe là OK.
2. Xác định chân (Vcc) nguồn RAM ddr2: 1v8

image0024- Ram DDR2 này thì thì nhắm mắt làm theo cách của tôi (ngàm chống ngược cách về 1 khe – đầu dài – bên trái) tức chân 183 là OK. Còn mọi người thích nhớ cách sao thì tùy.
3. Xác định chân (Vcc) nguồn RAM ddr3: 1v5
image0032- Ram DDR3 này thì cách của tôi vẫn đúng (ngàm chống ngược cách về 2 khe – đầu dài – bên trái) tức chân 51 là OK. Còn mọi người thích nhớ cách sao thì tùy.
4. Cách xác định mosfet nguồn RAM:
- Nguồn RAM thường có dạng như hình sau:
image0054- Như vậy chân S của mosfet sẽ nối thẳng đến chân Vcc của nguồn RAM. Dùng phép đo thông mạch thì ta có thể xác định được mosfet nào là mosfet nguồn RAM. Như hình minh họa dưới đây:
image0112
5. Các mạch nguồn RAM thông dụng:
- Sau khi xác định mosfet nguồn RAM thì cần xác định IC nguồn RAM. Các lọai thông dụng sau:
image0063IC nguồn RAM LT1575
image0092IC nguồn RAM W83310
image0101IC nguồn RAM W83310 (Vẽ đơn giản lại)
image013IC nguồn RAM ISL6225
image017IC nguồn RAM LM324
6. Kinh nghiệm sửa chữa mạch nguồn RAM:
- Thực ra các dạng mạch và IC ổn áp cho RAM ta có thể dễ thấy trong các mạch ổn áp cho chipset hay ổn áp cho AGP… Khác nhau ở chổ nó cấp cho cái gì và mức áp cần là bao nhiêu. Và mạch sẽ cân chỉnh và thiết kế để cho ra ức áp đúng yêu cầu.
- Vì vậy việc sửa chửa các mạch ổn áp nguồn gần như giống nhau. Đo mosfet, thay thử IC nguồn, thay các tụ lọc nếu bị phù hoặc nghi ngờ bị khô. Do nguồn RAM dòng không cao bằng CPU nên có thể lấy mosfet CPU thay cho RAM nhưng ngược lại thì không được vì dòng của CPU rất cao.
7. Mạch nguồn cho AGP:
- Phân tích tương tự như RAM, chỉ khác cách xác định chân (Vcc) nguồn mà thôi. Cách của tôi thì “luôn đúng”.
image015
- Mạch thì cũng dùng như chipset, RAM nên không có gì để nói. Cách xác định mosfet nguồn AGP cũng như RAM.
8. Kết luận và yêu cầu của bài:
- Phải biết xác định được chân (Vcc) của RAM hoặc AGP.
- Đa số main thì mất nguồn RAM cpu vẫn load và sẽ phát ra tiếng tít dài báo lỗi RAM. Nhưng cắm RAM vào vẫn báo lỗi.
- Một phần còn lại thì mất nguồn RAM sẽ gây mất xung Reset. (Không sáng rồi ắt, hoặc sáng hòai).
- Nếu báo lỗi màn hình xanh như lỗi RAM mà RAM đem qua máy khác chạy tốt thì kiểm tra lại các tụ lọc nguồn RAM có thể bị phù hoặc khô gây tình trạng tương tự như lỗi RAM.
- Phân tích tương tự với nguồn AGP.
Lê Quang Vinh
Trên mainboard có 3 mạch ổn áp nguồn chính đó là VRM ổn áp nguồn cho CPU, nguồn RAM và nguồn cấp cho chipset. Nguồn cấp cho CPU và RAM rất dễ xác định vì nguồn CPU có thể đo qua cuộn dây lọc ngỏ ra. Còn RAM thì đo ở các chân tương ứng như chân 143 của DDR… Còn nguồn cấp cho chipset thì chỉ xác định bằng kinh nghiệm là chủ yếu.
cacmach-regu- Theo sơ đồ trên, chip Bắc và chip Nam sử dụng cùng lúc rất nhiều nguồn khác nhau.
- Chip Bắc: Dùng nguồn Vcore, Vcc RAM và dùng thêm nguồn 1v5 và 1v8
- Chip Nam: Dùng trực tiếp 5V, 3v3 và 5V STB từng nguồn chính và cũng dùng thêm nguồn 1v5 và 1v8.
- Vậy khi nói đến nguồn cho chipset tì chủ yếu là nói đến nguồn 1v5 và 1v8 này thôi.
Cách xác định mạch:
- Như đã nêu trên thì việc xác định mạch nguồn cho chipset chủ yếu dựa vào kinh nghiệm là chính. Sau đây là vài kinh nghiệm:
- Mạch ổn áp cho hai Chipset thường nằm trong khu vực giữa hai Chipset.
- Khi hoạt động chân S thường có 1v5 đến 1v8
- Mạch thường sử dụng IC 8 chân để điều khiển Mosfet.
- Một số Mainboard đời mới sử dụng nguồn xung như mạch VRM của CPU vì vậy mạch có các cuộn dây
Lưu ý:
- Trên các đời Mainboard khác nhau sử dụng nhiều loại mạch ổn áp khác nhau.
- Các loại Chipset khác nhau sử dụng nhiều loại điện áp khác nha.
onap-chipset
mosfet-onap
Sơ đồ nguyên lý các dạng mạch thông dụng:
onap-chipset-2
- Đây là dạng mạch tổng quát thường gặp nhất để hạ áp và ổn áp từ 3v3 xuống 1v5 hoặc 1v8 cấp cho chipset. Theo dạng này thì nếu ta đo chân S có 1v5 hoặc 1v8 thì đó là mosfet nguồn chipset.
onap-chipset-31Dạng sử dụng IC LT1575
lm324mDạng dùng IC LM324 (rất thông dụng)
lm324-3Dạng 2 mạch nối tiếp nhau (IC LM324)
rt9214Dạng có cuộn dây và tụ lọc như ở mạch Vrm (IC RT9214)
1117Lọai dùng ic ổn áp có hồi tiếp (IC LM1117)
lm1117Hình dáng mạch và IC trong thực tế
Kinh nghiệm sửa chữa:
- Khi kiểm tra các mức nguồn thì chỉ cần đo chân S các mosfet khu vực gần các chipset và giữa 2 chipset. Nếu có 1v5 hoặc 1v8 là OK (Đối với chip INTEL còn chip VIA, SIS, NVidia… sẽ khác chút xíu)
- Tùy từng dạng mạch cụ thể mà phải phân tích tìm cách sửa phù hợp. Quan trọng nhất là nó thuộc dạng nào. Xác định ic nào điều khiển mosfet nào và tìm ic tương đương để thay.
- IC LM324 và LM1117 rất thông dụng nên khỏi lo không có chip thay. Vẫn dùng cả trong mạch ổn áp nguồn RAM.
- IC RT9214 là dạng có lọc C – L nên có thể đo áp ra như mạch Vrm của CPU. Có thể thay tương đương bằng APW7120. Dạng này thường thấy ở mạch ổn áp nguồn RAM.
Lê Quang Vinh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét